Thứ sáu, 04/12/2020, 11:04 AM

Xuất khẩu dệt may giảm sau 25 năm tăng trưởng liên tục

(CL&CS) - Theo báo cáo của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 11 tháng ước đạt 26,73 tỷ USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ.

Tính chung 11 tháng năm 2020, vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 612,6 triệu m2, tăng 6,3%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 855,7 triệu m2, giảm 9,4%; quần áo mặc thường ước đạt 4.043,3 triệu cái, giảm 5,3% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 11 tháng ước đạt 26,73 tỷ USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác ước đạt 400 triệu USD, giảm 26,8% so với cùng kỳ; xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại ước đạt 3,29 tỷ USD, giảm 13,5% so với cùng kỳ. Đây là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may giảm sau 25 năm tăng trưởng liên tục.

Bộ Công thương cũng cho biết, thời gian quan các doanh nghiệp trong ngành đã nhanh chóng tiến hành triển khai thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh như chuyển từ mặt hàng veston cao cấp, sơ mi cao cấp... sang đồ bảo hộ lao động, may đồ dệt kim, sơ mi truyền thống để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh nên mức giảm của dệt may Việt Nam không lớn như các quốc gia khác.

Bộ Công thương vừa công bố báo cáo về tình hình hoạt động công nghiệp và thương mại tháng 11 và 11 tháng năm 2020, do dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp tại thị trường Mỹ và một số nước châu Âu đã khiến cho tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may, da giày gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu cuối năm. 

Trong thời gian tới, ngành dệt may cần chú trọng hơn đến phát triển thị trường nội địa để bảo đảm bền vững hơn cho sản xuất kinh doanh dài hạn. Đồng thời, ngành cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Việt Nam, liên kết chuỗi cung ứng, phát triển công nghiệp phụ trợ. Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong tình hình mới, tăng cường chuyển đổi số trong quản lý, vận hành doanh nghiệp. Tiếp tục tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, phát triển, mở rộng ngành sản xuất nguyên liệu, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng, chủ động hơn trong chuỗi cung ứng.

Vân Thư

Bình luận

Nổi bật

Quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả: Vì chất lượng cuộc sống và niềm tin thị trường

Quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả: Vì chất lượng cuộc sống và niềm tin thị trường

sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 15:32

(CL&CS) - Thống kê từ lực lượng quản lý thị trường cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2025, lực lượng đã phát hiện và xử lý hơn 34.000 vụ việc vi phạm; trong đó, hơn 8.200 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hơn 25.100 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế… Vấn đề này đe dọa tính minh bạch và công bằng của thị trường và trực tiếp ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng cuộc sống và uy tín hàng hóa tại Việt Nam.

Xử phạt cơ sở bơm tạp chất vào tôm hùm chết để bán

Xử phạt cơ sở bơm tạp chất vào tôm hùm chết để bán

sự kiện🞄Thứ hai, 09/06/2025, 14:44

(CL&CS) - Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên đã xử phạt cơ sở bơm tạp chất vào tôm hùm chết bán ra thị trường. Đồng thời, buộc tiêu hủy 45 kg tôm hùm là tang vật vi phạm.

Phê duyệt Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2025

Phê duyệt Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2025

sự kiện🞄Thứ hai, 09/06/2025, 14:44

(CL&CS)- Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định về việc tổ chức “Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2025 - Vietnam Grand Sale 2025".