Tin - Ảnh
Thứ hai, 05/07/2021, 11:06 AM

Cuộc họp không chính thức về Rà soát thực thi Hiệp định TBT của WTO

(CL&CS)- Ngày 11/5/2021, Ủy ban Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã tổ chức phiên họp thảo luận về các đề xuất liên quan tới Rà soát 3 năm một lần lần thứ 9 việc thực thi Hiệp định TBT. Tại phiên họp này các nước đã trình bày đề xuất của mình nhằm thúc đẩy hoạt động thực thi Hiệp định TBT của WTO, đặc biệt liên quan tới các nghĩa vụ về minh bạch hóa, đánh giá sự phù hợp, các sáng kiến đề xuất liên quan tới sản phẩm số, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và siêu nhỏ...

Về minh bạch hóa, EU đã nhắc lại tầm quan trọng của việc thực hiện nghĩa vụ minh bạch hóa trong công tác của Ủy ban TBT và đã đưa ra đề xuất liên quan tới Hướng dẫn thực hành tốt về đối tượng sản phẩm áp dụng trong thông báo và điều phối trong nước cùng với việc sử dụng Hệ thống cảnh báo toàn cầu Eping. Cụ thể, Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất xây dựng các nội dung chính cho hướng dẫn thực hành tốt về làm như thế nào để tăng cường phạm vi áp dụng sản phẩm trong thông báo và chuẩn bị ý kiến góp ý; mở rộng phạm vi và chức năng của ePing; khuyến khích trao đổi kinh nghiệm về thực hành tốt trong điều phối trong nước và mối liên hệ giữa các cơ quan lập pháp và doanh nghiệp.

Trên cơ sở đề xuất của EU, Thụy Sỹ và Singapore đã ủng hộ đề xuất và nhấn mạnh việc ủng hộ tăng cường nền tảng ePing nhằm nâng cao tính minh bạch và công tác của Ủy ban TBT.

Về việc xem xét các ý kiến góp ý đối với biện pháp TBT, Brazil đã đề xuất việc tiếp thu ý kiến góp ý của các nước Thành viên cần thông báo cho các Thành viên WTO khác và giải thích về việc các đề xuất, góp ý đã được tiếp thu như thế nào trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc thủ tục đánh giá sự phù hợp cuối cùng.

Brazil cũng đưa ra đề xuất khuyến khích các nước Thành viên cung cấp thêm thông tin về mục tiêu hợp pháp trong biện pháp được thông báo. Về đề xuất này, Singapore lưu ý rằng các nước Thành viên có nhiều cách tiếp cận chính sách và vì thế cần phải quan tâm tới năng lực khác nhau giữa các nước.

1

Brazil đồng thời đề xuất bổ sung vào tính năng “Follow this Notification” – Tìm hiểu thông báo này của ePing, giúp cho phép người sử dụng nhận email cảnh báo liên quan tới những thông báo bổ sung được lựa chọn riêng và tính năng “Follow this STC” – Tìm hiểu quan ngại thương mại đặc biệt này của Hệ thống quản lý thông tin (IMS) TBT cho phép các bên quan tâm tiếp cận kịp thời những thay đổi liên quan tới STC.

Về minh bạch ý kiến góp ý mà chính phủ các nước nhận được, Brazil đã đề xuất cần phải tăng cường minh bạch vấn đề này. Thụy Sỹ, Singapore và New Zealand đã ủng hộ đề xuất. Thụy Sỹ và New Zealand cho rằng việc công khai các ý kiến góp ý và trả lời ý kiến góp ý sẽ đóng góp hiệu quả cho hoạt động của Ủy ban TBT, mục đích của việc minh bạch này có thể đạt được nếu trao đổi thông tin được thực hiện qua một nền tảng chung ví dụ ePing. Nền tảng ePing đã cho phép hình thức phản hồi này giữa các nước Thành viên.  

Về bản dịch các biện pháp TBT, Philippines đề xuất rằng khi một nước Thành viên dịch bất kỳ một biện pháp được thông báo nào sang các ngôn ngữ chính thức của WTO phải thông báo ngay về bản dịch đó thông qua ePing. EU ủng hộ đề xuất của Philippines và cho rằng vấn đề bản dịch biện pháp TBT là một vấn đề cần phải được xem xét một cách nghiêm túc.

Về đánh giá sự phù hợp, EU đã đưa ra đề xuất liên quan tới xây dựng các nguyên tắc chung về thực hành tốt trong đánh giá sự phù hợp và một số yếu tố thực tiễn làm như thế nào để quy trình đánh giá sự phù hợp được thiết kế bởi các cơ quan lập pháp. Cũng liên quan tới thủ tục đánh giá sự phù hợp, Canada đề xuất tổ chức một hội thảo chủ đề tập trung vào các vấn đề hiện nay và thực hành tốt liên quan tới đánh giá sự phù hợp đối với hàng hóa và dịch vụ trong thương mại điện tử.

Về bài học trong cuộc khủng hoảng COVID-19, EU đã đề xuất các bài học rút ra được trong suốt đại dịch COVID-19. Đề xuất này đưa ra các thực hành tốt về những vấn đề chính trong đánh giá sự phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho thương mại đối với một số sản phẩm thiết yếu; hợp tác quản lý quốc tế. EU thấy rằng Ủy ban TBT cần tiếp tục thúc đẩy các công việc tiếp theo liên quan tới chủ đề này. EU cũng cho rằng cần tiếp tục tập trung thảo luận về vai trò và hành động mà các nước có thể thực hiện trong suốt đại dịch nhằm tạo thuận lợi cho việc tăng cường sản xuất các hàng hóa thiết yếu, dỡ bỏ các rào cản kỹ thuật đối với thương mại, tạo thuận lợi và duy trì chuỗi cung ứng bền vững và tăng dòng chảy thương mại toàn cầu, trong khi đảm bảo chất lượng cao và giá cả phải chăng của sản phẩm khi đưa ra thị trường. EU cũng cho rằng, đại dịch COVID-19 là phép thử cho khả năng phục hồi của nền kinh tế  trên khắp thế giới.Các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp cần nhìn kỹ hơn những bài học và những tổn thất trong đại dịch lần này. EU cho biết có thể chia sẻ kinh nghiệm cũng như sáng kiến nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất, như điều chỉnh tạm thời chính sách đối với thủ tục đánh giá sự phù hợp cho các thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), ban hành hướng dẫn để tạo thuận lợi cho việc đánh giá từ xa các tổ chức đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực thiết bị y tế…

2

Về vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu, Canada đề xuất tổ chức hội thảo chuyên đề chia sẻ thông tin, thực hành tốt và sáng kiển cải tiến liên quan tới quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù hợp giúp tăng cường mục tiêu môi trường và đóng góp giải quyết biến đổi khí hậu, nhằm đóng góp cho mục tiêu của Hiệp định Paris trong khi ít hạn chế thương mại.

Về sản phẩm số, Canada đề xuất tổ chức hội thảo chuyên đề tập trung vào các tác động mà hàng rào kỹ thuật đối với thương mại có thể tác động lên sản phẩm số và làm thế nào để giảm thiểu các tác động này.

Về doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), Canada cũng đề xuất tổ chức hội thảo chuyên đề trao đổi kinh nghiệm quốc gia về hợp tác với các doanh nghiệp MSMEs nhằm đảm bảo rằng những doanh nghiệp này nhận thức được và có thể kết nối với các thông tin kỹ thuật cần thiết hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài./.

Tôn Nữ Thục Uyên – Phó Giám đốc phụ trách VP TBT Việt Nam

Bình luận

Nổi bật

Ngân hàng rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Ngân hàng rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:46

Bên cạnh nhóm ngành bất động sản vẫn chiếm ưu thế, các ngân hàng cũng tăng mạnh hoạt động huy động vốn từ kênh trái phiếu trong bối cảnh thanh khoản đã bớt dư thừa trong hệ thống.

Bác sĩ trẻ bị kính rơi vào người, trách nhiệm thuộc về tòa nhà hay chuỗi The Coffee House?

Bác sĩ trẻ bị kính rơi vào người, trách nhiệm thuộc về tòa nhà hay chuỗi The Coffee House?

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 19:45

Sự việc bác sĩ trẻ H.M.L. 29 tuổi (quê xã Diễn Đồng, huyện Diễn Châu, Nghệ An) đang công tác tại Bệnh viện K, bị thương rất nặng khi sử dụng dịch vụ tại tòa nhà Việt Tower (số 1 Thái Hà, Hà Nội) - nơi The Coffee House thuê mở địa điểm kinh doanh đã thổi bùng lên câu hỏi trách nhiệm thuộc vê tòa nhà hay The Coffee House.

'Siêu sân bay' của Việt Nam trong tương lai sẽ kết nối với cảng Tân Sơn Nhất bằng hệ thống giao thông tân tiến nhất

'Siêu sân bay' của Việt Nam trong tương lai sẽ kết nối với cảng Tân Sơn Nhất bằng hệ thống giao thông tân tiến nhất

sự kiện🞄Thứ bảy, 11/05/2024, 09:47

Hai sân bay lớn nhất của Việt Nam sẽ được kết nối với nhau bằng giải pháp giao thông hiện đại và thuận tiện.