Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 18/03/2024, 23:28 PM

Cuộc đời vị tướng Việt Nam là con trai Đại tướng lỗi lạc, được tôn vinh nhà chiến lược, nhà ngoại giao quốc phòng xuất sắc của đất nước

Ông để lại nhiều di sản quan trọng trong lĩnh vực Tình báo Quốc phòng, Đối ngoại Quốc phòng và xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam chính quy, hiện đại.

"Suốt đời chỉ là một người lính"

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh quê ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là con trai của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, cố Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và cha ông - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: VOV

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và cha ông - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: VOV

Chia sẻ trong một bài phỏng vấn trên Báo Tuổi Trẻ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh kể lại từ khi 4 tuổi, ông đã được ba thêu trên ve áo hai miếng dạ màu đỏ không sao không gạch. Ba gọi chức của con trai là “binh bét” và luôn bảo rằng khi lớn lên con đường của ông là đi bộ đội.

"Nay mang trên vai quân hàm Thượng tướng, tôi rất tự hào và biết ơn Đảng, Nhà nước, biết ơn quân đội. Nhưng niềm tự hào theo suốt cuộc đời tôi, đã ăn vào máu thịt tôi từ thủa ấu thơ chính là chức “binh bét” mà ba tôi đặt. Niềm tự hào ấy còn được nhân lên khi tên tôi cũng chính là tên khai sinh của ba tôi: Nguyễn Vịnh", ông tâm sự.

Ông Nguyễn Chí Thanh được người dân quý mến gọi là “Đại tướng của nông dân”, khi có 4 năm làm Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương (1960-1964)

Ông Nguyễn Chí Thanh được người dân quý mến gọi là “Đại tướng của nông dân”, khi có 4 năm làm Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương (1960-1964)

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng bày tỏ việc tự tin vào chính mình và nếu không làm nghề này cũng có thể làm việc khác. Nhưng dù làm nghề gì đi nữa thì số phận cũng đã sắp đặt cho ông "suốt đời chỉ là một người lính".

Chàng sĩ quan trẻ với lời hứa: “Chưa nên người thì chưa về!”

Từng chia sẻ trên Báo Dân Việt năm 2022, tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, những năm tháng sau khi cha ông mất, ông đã được cả Bộ Chính trị dành cho một tình thương yêu nghiêm khắc.

"Khi Bác Hồ còn sống, thi thoảng Bác gọi gia đình tôi đến ăn cơm, hỏi han chuyện học hành. Vào ngày giỗ của ba tôi hàng năm, các bác các chú đều có mặt, hỏi han tôi chuyện học hành, công việc, rồi lại kể cho tôi nghe về ba tôi. Chính vì thế mà giờ tôi có rất nhiều ký ức về các ông", cố Thượng tướng nói.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chụp ảnh với Bác Hồ khi còn nhỏ. Ảnh: VOV

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chụp ảnh với Bác Hồ khi còn nhỏ. Ảnh: VOV

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho biết các Ủy viên Bộ Chính trị ngày đó thương ông nhưng không nuông chiều, không phải ông muốn gì là được. Trong 2 năm rèn luyện ở Thanh Hóa, chỉ đạo của Bộ Chính trị là tuyệt đối không được nuông chiều, ưu tiên, nên từ chiến sĩ thông tin, đến chăn trâu, làm ruộng, lợp nhà, anh nuôi... ông đều phải làm hết.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1959. Tuy nhiên, trong giấy tờ lý lịch chính thức ghi sinh năm 1957 bởi ông từng khai thêm 2 tuổi để đủ tuổi được nhập ngũ khi xin đi bộ đội. Sau này, khi Đảng và Nhà nước có cho điều chỉnh tuổi, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng không điều chỉnh lại. Ông có nói: "Tôi để vậy không điều chỉnh, kẻo người ta lại nghĩ mình chạy tuổi thì buồn lắm".

Tháng 8/1983, chàng trai trẻ Nguyễn Chí Vịnh tốt nghiệp Trường Sĩ quan Chỉ huy Kỹ thuật thông tin, nay là Trường đại học Thông tin liên lạc, được phong quân hàm Trung úy. Ra trường, ông được đặc cách gửi sang học tập tại Liên Xô nhưng ông từ chối, quyết tâm xin đi chiến trường Campuchia với lời hứa: “Chưa nên người thì chưa về!”

Thế là ông ở lại chiến trường Campuchia liền 5 năm không về phép lần nào. Chị gái và anh rể ông phải lên gặp cấp trên, nhờ “vận động” ông về thăm nhà, chứ cứ đi biền biệt suốt, nhà không biết tin tức thế nào...

Những năm tháng ấy, Campuchia là một chiến trường khốc liệt, nơi sự sống và cái chết cách nhau chỉ trong gang tấc. Những năm tháng lăn lộn chiến đấu ở Campuchia, từ người lính tới cương vị một sĩ quan tình báo đã mang lại cho ông những kinh nghiệm sống xương máu cùng năng lực làm việc hết mình vì mục tiêu chung.

Nhà Tình báo Quốc phòng, Đối ngoại Quốc phòng lỗi lạc

Trải qua nhiều thời khắc khó khăn cùng đất nước trước những biến động của thế giới, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh càng hiểu rõ giá trị của hòa bình, của độc lập dân tộc.

Khi đã trở thành lãnh đạo của Tổng cục Tình báo, ông góp phần quan trọng trong việc xây dựng ngành Tình báo Quốc phòng giữ vững phẩm chất tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân và có những bước phát triển đột phá, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Tướng Vịnh trong cuộc nói chuyện với cố Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain. Ảnh: VOV

Tướng Vịnh trong cuộc nói chuyện với cố Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain. Ảnh: VOV

Năm 2009, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và phụ trách mảng Đối ngoại Quốc phòng. Trong cương vị một nhà ngoại giao, tướng Vịnh đã đóng góp quan trọng trong việc xây dựng Đối ngoại Quốc phòng trở thành một mũi chủ công trong thế trận bảo vệ Tổ quốc.

Thượng tướng và cựu Tổng thống Hoa Kỳ Obama. Ảnh: VOV

Thượng tướng và cựu Tổng thống Hoa Kỳ Obama. Ảnh: VOV

Một vai trò không thể không kể đến là việc ông đã góp phần trong việc đưa các chiến sĩ Mũ nồi xanh Việt Nam tham gia Hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Kết quả, lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc của Việt Nam được đánh giá rất cao trên nhiều lĩnh vực quan trọng, tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế, trong đó có đóng góp quan trọng của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: Giang Huy/Báo Lao Động

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: Giang Huy/Báo Lao Động

Tháng 12/2021, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh được nghỉ công tác sau khi đã hoàn thành mọi nhiệm vụ chức trách của một người quân nhân đã cống hiến hết mình cho quân đội, cho đất nước.

Ghi nhận công lao đóng góp của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Đảng và Nhà nước đã trao tặng cho ông nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng được trao tặng: Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất của Campuchia; Huân chương Hoàng gia Sahametrei cấp Mohaséreivath (Đại thập tự) của Campuchia; Huân chương Hữu nghị của Liên bang Nga; Huân chương Antonio Maceo của Nhà nước Cộng hòa Cuba.

Tháng 5/2023, ông Nguyễn Chí Vịnh được Chính phủ Nhật Bản trao Huân chương Mặt trời mọc Tia sáng vàng và Ruy băng cổ, vinh danh những đóng góp của ông cho quan hệ hợp tác quốc phòng hai nước.

​Rạng sáng ngày 14/9/2023, sau một thời gian lâm bệnh nặng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã từ trần tại nhà riêng. Để tỏ lòng thương tiếc và ghi nhận những công lao, cống hiến của ông, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng quyết định tổ chức Lễ tang Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh theo nghi thức Lễ tang Cấp cao.

Quỳnh Như

Bình luận

Nổi bật

2 gia vị rẻ bèo là ‘thần dược’ hạ đường huyết, ngăn biến chứng tiểu đường, hầu như nhà nào cũng để sẵn trong bếp

2 gia vị rẻ bèo là ‘thần dược’ hạ đường huyết, ngăn biến chứng tiểu đường, hầu như nhà nào cũng để sẵn trong bếp

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 23:32

Trong gian bếp của mỗi gia đình thường có 2 gia vị "quốc dân" giúp hạ đường huyết, ngăn biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Thực hư siêu lục địa tan rã khiến kim cương đặc biệt quý trồi lên

Thực hư siêu lục địa tan rã khiến kim cương đặc biệt quý trồi lên

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 23:32

Các nhà nghiên cứu có thể đã phát hiện nguồn gốc thực sự của nhiều viên kim cương nổi tiếng.

Cảnh tượng 'có một không hai' tại loạt bãi biển từ Bắc đến Nam trong dịp nghỉ lễ

Cảnh tượng 'có một không hai' tại loạt bãi biển từ Bắc đến Nam trong dịp nghỉ lễ

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 23:31

Người người nhà nhà đổ xô đến các bãi biển để giải nhiệt tạo nên cảnh tượng "có một không hai".