Cổ phiếu phân bón lập đỉnh mới trong lúc thị trường chứng khoán đỏ lửa

(CL&CS) - Ngày giao dịch cuối tuần, thị trường chứng khoán Việt Nam chìm trong sắc đỏ nhưng cổ phiếu phân bón lập đỉnh cao nhất lịch sử.

Cổ phiếu phân bón đang được kỳ vọng cao.

Cổ phiếu phân bón đang được kỳ vọng cao.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/3, VN-Index giảm 0,85%, tương đương 12,54 điểm xuống còn 1.466,54 điểm. Như vậy trong tuần vừa qua, VN-Index có 4 phiên giảm điểm và một phiên tăng điểm với tổng mức điểm bị mất là 38,79 điểm, tương đương 2,6%.

Toàn thị trường có 1,15 tỷ cổ phiếu được khớp lệnh, trị giá 32.653 tỷ đồng. Các cổ phiếu có khối lượng lớn nhất trong ngày thuộc về HPG với 44 triệu cổ phiếu, VND với 32 triệu cổ phiếu, HAG với 28 triệu cổ phiếu. Giá trị giao dịch vượt ngàn tỷ đồng có HPG trị giá 2.138 tỷ đồng, VND trị giá 1.093 tỷ đồng.

Trái ngược hoàn toàn với diễn biến của thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua, cổ phiếu phân bón liên tục tăng điểm, đặc biệt sau đợt điều chỉnh vào giữa tháng 1/2022.

Nổi bật nhất trong ngành là cổ phiếu DPM của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (Đạm Phú Mỹ), cổ phiếu DCM của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau), cổ phiếu BFC của CTCP Phân bón Bình Điền.

Đây là những doanh nghiệp lớn nhất trong ngành phân bón trên sàn chứng khoán và nhà đầu tư kỳ vọng được hưởng lợi từ xung đột Nga - Ukraine. Theo CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), sản lượng amoni nitrat (NH4NO3) xuất khẩu của Nga đạt khoảng 15 triệu tấn/năm, chiếm 75% nguồn cung toàn thế giới và quốc gia này có động thái cấm xuất khẩu.

Còn Trung Quốc vẫn duy trì chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm đảm bảo nguồn cung nội địa trong bối cảnh thiếu hụt năng lượng và chi phí nguyên liệu đầu vào như khí, than đều tăng cao.

Điều này khiến tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng thêm và đẩy giá các loại phân bón tiếp tục duy trì ở mức cao. BSC đánh giá khả quan đối với cổ phiếu DPM, DCM nhờ kỳ vọng sản lượng xuất khẩu phân bón tăng cùng giá bán tiếp tục duy trì ở mức cao.

Năm 2021, Đạm Phú Mỹ đạt doanh thu 12.786 tỷ đồng và 3.117 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 64,7% và 350,8% so cùng kỳ năm trước (YoY). Đây cũng là doanh nghiệp trong ngành phân bón có chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu ở mức cao nhất khi đạt 7.747 đồng. Năm 2021, cổ phiếu DPM tăng 174,2% và tiếp tục tăng 36,2% từ đầu năm đến nay. Cổ phiếu DPM đang giao dịch với P/E = 8,3 lần, P/B = 2,4 lần.

Còn Đạm Cà Mau đạt doanh thu 9.870 tỷ đồng và 1.918 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 30,5% và 190,1% YoY. Năm 2021, cổ phiếu DCM tăng 173,7% và tiếp tục tăng 26,7% từ đầu năm đến nay. Cổ phiếu DCM đang giao dịch với P/E = 12,8 lần, P/B = 3,2 lần.

Phân Bón Bình Điền đạt doanh thu 7.708 tỷ đồng và 220 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 42,3% và 65% YoY. Năm 2021, cổ phiếu BFC tăng 97,2% và tiếp tục tăng 28,1% từ đầu năm đến nay. Cổ phiếu DCM đang giao dịch với P/E = 10,9 lần, P/B = 1,8 lần.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Năm 2024, PNJ đặt mục tiêu doanh thu 37.148 tỷ đồng, tăng 12%

Năm 2024, PNJ đặt mục tiêu doanh thu 37.148 tỷ đồng, tăng 12%

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 09:27

(CL&CS) - CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa triển khai định hướng và kế hoạch kinh doanh của năm 2024 với doanh thu tăng 12%, lợi nhuận sau thuế tăng 6% so với năm 2023.

Vinacafé Biên Hòa trả cổ tức năm 2023 bằng tiền đến 25.000 đồng/cổ phiếu

Vinacafé Biên Hòa trả cổ tức năm 2023 bằng tiền đến 25.000 đồng/cổ phiếu

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 13:12

(CL&CS) - Vinacafé Biên Hòa thường xuyên trả cổ tức bằng tiền ở mức cao với hàng chục ngàn đồng cho mỗi cổ phiếu. Công ty dự định chia cổ tức 25.000 đồng/cổ phiếu cho năm 2023.

FPT Retail đặt mục tiêu 100 trung tâm vaccine mở mới trong năm 2024

FPT Retail đặt mục tiêu 100 trung tâm vaccine mở mới trong năm 2024

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 13:07

(CL&CS) - Đây là bước tiến quan trọng góp phần hình thành hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) trong tương lai.