Nhiều doanh nghiệp phân bón báo lãi tăng mạnh

(CL&CS)- Nhờ giá phân bón tăng cao nhất trong vòng hơn thập kỷ qua đã giúp nhiều công ty trong ngành có kết quả kinh doanh rất khả quan trong 9 tháng đầu năm 2021.

Thời gian qua, giá phân bón tăng chóng mặt trên thị trường quốc tế tạo nên một cuộc khủng hoảng cho ngành nông nghiệp. Tại Việt Nam, giá tất cả các loại phân bón đều tăng rất mạnh kể từ đáy hồi tháng 5/2020. Trong đó, tới tháng 9/2021, giá phân DAP tăng 125%, giá phân ure tăng 121%, giá phân lân tăng 130%.

Với việc giá phân bón liên tục tăng nóng, báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2021 vừa công bố của nhiều doanh nghiệp phân bón trong nước cho thấy mức lợi nhuận cao gấp nhiều lần cùng kỳ các năm trước, bất chấp những diễn biến căng thẳng của dịch Covid-19.

Tổng công ty Phân bón và Hoá chất dầu khí – CTCP (Đạm Phú Mỹ - mã DPM) vừa công bố kết qủa kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2021 tăng mạnh so với cùng kỳ 2020.

Cụ thể, doanh thu bán hàng của DPM quý này đạt gần 2.860 tỷ đồng, tăng hơn 45% cùng kỳ năm trước. Theo Đạm Phú Mỹ, giá bán và sản lượng kinh doanh mặt hàng phân bón quý 3/2021 tăng so với cùng kỳ năm trước dẫn đến doanh thu mặt hàng phân bón tăng, làm cho lợi nhuận quý 3/2021 tăng tương ứng. 

Lợi nhuận sau thuế quý 3/2021 của Đạm Phú Mỹ đạt 630 tỷ đồng, gầp 3,5 lần cùng kỳ năm trước, luỹ kế 9 tháng đạt 1.503 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước. Đạm Phú Mỹ đặt kế hoạch lợi nhận sau thuế  365 tỷ năm 2021, như vậy Tổng công ty đã vượt kế hoạch năm 311%.

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2021 với kết quả doanh thu đạt 1.897 tỷ đồng, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp tăng gấp 2 lần, đạt hơn 583 tỷ đồng.

Công ty cho biết, sản lượng tiêu thụ trong quý giảm 30%, tuy nhiên giá bán bình quân các sản phẩm phân bón như ure tăng hơn 64%, dẫn đến lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh tăng 130% so với cùng kỳ năm 2020.

Sau khi trừ đi các khoản chi phí, Phân bón Dầu khí Cà Mau ghi nhận lãi trước thuế 393,3 tỷ đồng, gấp gần 4 lần cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty lãi trước thuế 878,2 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2020.

Một công ty báo lãi tăng mạnh trong quý 3 là Công ty CP Phân nón Miền Nam (mã: SFG)  đơn vị thuộc họ Vinachem. Công ty đã chuyển từ trạng thái lỗ thuần 840 triệu đồng sang có lãi hơn 6,3 tỷ. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Phân bón Miền Nam gấp hơn 19 lần cùng kỳ lên 5,8 tỷ đồng. Nhờ vậy Phân bón Miền Nam đã vượt 3,5 lần mục tiêu đề ra của cả năm sau 9 tháng.

Còn với Công ty CP DAP -Vinachem (mã: DDV) - doanh nghiệp thuộc họ Vinachem cũng báo doanh thu và lợi nhuận quý 3 cao hơn nhiều cùng kỳ. Đặc biệt từ trạng thái lỗ gần 7 tỷ đồng cùng kỳ, DAP - Vinachem đã lãi trước thuế hơn 68 tỷ đồng quý này. Cũng như các công ty trong ngành, lợi nhuận trước thuế của DAP - Vinachem vượt 134% mục tiêu lợi nhuận năm sau 9 tháng.

unnamed

Giá phân bón tăng cao, nhiều công ty trong ngành báo lãi tăng mạnh trong quý 3/2021.

Tương tự, một doanh nghiệp nhiều năm thua lỗ như CTCP Phân đạm và hóa chất Hà Bắc (Đạm Hà Bắc, mã DHB) cũng ghi nhận mức lãi sau thuế quý 3 xấp xỉ 118 tỷ đồng trong khi cùng năm 2020 lỗ tới gần 385 tỷ đồng. 

Còn doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn như Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cũng ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý 3/2021 tăng 18% lên 7,2 tỷ đồng; Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển tăng 13% lên 6 tỷ đồng; Công ty CP Phân lân Ninh Bình tăng 36% lên gần 3 tỷ đồng.

Trong báo cáo cập nhật mới đây, Bộ phận Phân tích Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) nhận định rằng xu hướng tăng giá kéo dài của giá phân bón từ giữa năm 2020 đến nay là yếu tố chính giúp các doanh nghiệp phân bón có được kết quả kinh doanh khả quan trong thời gian qua.

Theo nhóm phân tích, nguyên nhân khiến giá phân bón tăng cao đến từ sự tăng giá của nguyên vật liệu đầu vào như than, khí tự nhiên, lưu huỳnh... và sự sụt giảm của nguồn cung trên thế giới dẫn đến không kịp đáp ứng nhu cầu phục hồi quá nhanh để tái thiết nền kinh tế. 

Bên cạnh đó, mới đây Trung Quốc đã có những chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa, trong bối cảnh Trung Quốc chiếm khoảng 40 - 50% lượng phân bón nhập khẩu vào Việt Nam, điều này đã làm cho giá phân bón cả quốc tế lẫn trong nước tăng cao.

Những yếu tố này tiếp tục là cơ sở để Agriseco Research đưa ra dự báo rằng giá phân bón có thể sẽ chững lại đà tăng nóng nhưng tiếp tục duy trì ở mức cao trong phần còn lại của năm 2021 và 2022. 

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.