Thứ ba, 07/02/2023, 20:59 PM

Chính phủ quy định khung giá điện bình quân cao nhất 2.444,09 đồng/kWh

(CL&CS) - Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế GTGT) như sau: Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Quyết định 02/2023/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.

Theo đó, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) như sau: Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.

Tại quyết định nêu rõ, khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá, chi phí sản xuất kinh doanh điện và yêu cầu phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính tính toán, điều chỉnh khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

evn-2-1624191790318407666738

Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, chi phí sản xuất kinh doanh điện, cần phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân.

So với mức khung cũ được quy định tại Quyết định 34/2017, giá tối thiểu tăng 220 đồng/kWh, giá tối đa tăng 538 đồng/kWh. Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân nêu trên là mức sàn và mức trần để xây dựng giá bán lẻ điện bình quân. Hiện nay, giá bán lẻ điện bình quân đang ở mức 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm VAT), được áp dụng kể từ lần điều chỉnh vào hồi tháng 3-2019.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Tiếp cận, áp dụng ISO 45001:2018 - doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực

Tiếp cận, áp dụng ISO 45001:2018 - doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:12

(CL&CS) - Để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư, chú trọng vào việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, thể hiện rõ nét nhất là việc áp dụng Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng uy tín doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:28

(CL&CS) - Sự ra đời của TCVN 5603:2023 giúp nâng cao chất lượng và sự an toàn của sản phẩm cung cấp ra thị trường, đồng thời góp phần tích cực vào tăng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp.

Áp dụng hiệu quả ISO 9001 – tránh sự chồng chéo, rút ngắn thời gian giải quyết công việc hành chính

Áp dụng hiệu quả ISO 9001 – tránh sự chồng chéo, rút ngắn thời gian giải quyết công việc hành chính

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:25

(CL&CS) - Việc triển khai áp dụng ISO 9001 vào hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước giúp vận hành cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiệu quả hơn, nhất là khâu phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tránh sự chồng chéo, từ đó rút ngắn thời gian giải quyết công việc, đảm bảo đúng luật, nâng cao mức độ hài lòng của người dân…