Bộ Thương mại Hoa Kỳ giảm mạnh thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong của Việt Nam

(CL&CS) - Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng về mức thuế trong vụ việc điều tra chống bán phá giá (CBPG) mật ong nhập khẩu từ Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Ấn Độ và Việt Nam.

Theo đó, thuế CBPG dành cho các doanh nghiệp Việt Nam đã giảm rất mạnh, từ mức 410,93% - 413,99% trong kết luận sơ bộ xuống còn 58,74% - 61,27%. Như vậy, so với kết luận sơ bộ, biên độ phá giá cho các doanh nghiệp Việt Nam ở kết luận cuối cùng giảm gần 7 lần, giúp ngành mật ong có thể nỗ lực tiếp tục xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Kết quả của vụ việc đã cho thấy vai trò quan trọng của ngành sản xuất, xuất khẩu mật ong trong việc hợp tác với Cơ quan điều tra.

Trong quá trình điều tra vụ việc, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành nhiều lần bày tỏ quan điểm với phía Hoa Kỳ, đề nghị Hoa Kỳ đánh giá khách quan, công bằng, tuân thủ đúng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới. Bộ Công Thương hoan nghênh việc DOC lắng nghe ý kiến các bên và đã điều chỉnh một phần phương pháp tính toán. Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho rằng kết quả này vẫn chưa phản ánh đúng thực tế tình hình sản xuất, xuất khẩu mật ong của Việt Nam.

Tại Hoa Kỳ, có hai cơ quan tham gia vào một vụ việc điều tra CBPG là DOC (xác định mức thuế CBPG) và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ - ITC (xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước). Biện pháp CBPG sẽ chính thức có hiệu lực trên cơ sở kết luận cuối cùng về bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Hiện nay, ITC đang điều tra về thiệt hại và dự kiến ban hành kết luận cuối cùng vào ngày 23 tháng 5 năm 2022. Theo số liệu thống kê của ITC, sản lượng mật ong Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2021 đạt 56.133 tấn với kim ngạch khoảng 82,1 triệu USD.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Hội Nuôi Ong Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong Việt Nam trao đổi với các cơ quan của Hoa Kỳ ở các giai đoạn tiếp theo (đánh giá thiệt hại, rà soát thuế CBPG…) nhằm hỗ trợ ngành mật ong Việt Nam được đối xử công bằng trong vụ việc này theo đúng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong Việt Nam. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đang triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp chế biến mật ong đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước cũng như tiếp cận các thị trường khác, khai thác hiệu quả lợi ích của các Hiệp định thương mại tự do mà ta đã tham gia.

1

Trước đó, trong năm 2021, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với mặt hàng mật ong Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này là 412,49%. Đây là mức thuế cao gấp đôi so với mức thuế mà Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Hoa Kỳ đề xuất ban đầu là 207%.

Cùng với Việt Nam, 4 nước khác gồm: Brazil, Ấn Độ, Ukraine, Argentina cũng nằm trong danh sách các nước bị áp thuế xuất khẩu mật ong lần này; trong đó, mật ong Việt Nam bị áp thuế cao nhất.

Bà Phạm Châu Giang  Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, đây là vụ việc đầu tiên ngành nông sản Việt Nam bị áp thuế cao như vậy. Qua theo dõi nhiều vụ việc về phòng vệ thương mại, riêng trong vụ mật ong các doanh nghiệp, người sản xuất Việt Nam đã cung cấp rất đầy đủ thông tin cho phía cơ quan liên quan phía Hoa Kỳ.

Thanh Mai

Bình luận

Nổi bật

Đất nền đang “sốt” trở lại?

Đất nền đang “sốt” trở lại?

sự kiện🞄Thứ năm, 03/04/2025, 10:26

Thời gian gần đây, thị trường đất nền, đặc biệt là vùng ven Hà Nội, ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực sau thời gian dài trầm lắng. Giá đất tại một số khu vực vùng ven Hà Nội như Đông Anh, Hoài Đức, Thanh Oai tăng mạnh. Các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc cũng trong xu hướng tích cực khi lượng quan tâm, đầu tư tăng trở lại.

Dòng vốn đang chảy mạnh vào thị trường địa ốc

Dòng vốn đang chảy mạnh vào thị trường địa ốc

sự kiện🞄Thứ năm, 03/04/2025, 10:26

Báo cáo mới nhất của VARS chỉ ra thị trường bất động sản đang đón nhận tín hiệu tích cực nhờ chính sách nới lỏng tín dụng. Sau thời gian giảm lãi suất và dừng phát hành tín phiếu từ đầu tháng 3, Ngân hàng Nhà nước định hướng hỗ trợ thị trường thông qua việc giảm dần lãi suất huy động.

VPBank hợp tác cùng GTEL tạo ra sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt

VPBank hợp tác cùng GTEL tạo ra sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt

sự kiện🞄Thứ năm, 03/04/2025, 10:26

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá . Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ trở thành mô hình hợp tác kiểu mẫu giữa tổ chức tài chính với công ty công nghệ, mang đến lợi ích tối đa cho hai đơn vị hợp tác cũng như cho khách hàng và đối tác của các bên.