Thứ tư, 15/09/2021, 14:31 PM

Bộ Kế hoạch & Đầu tư dự báo GDP tăng 3,5-4% năm nay

(CL&CS) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết dự báo GDP tăng 3,5-4% năm nay nếu dịch COVID-19 được kiểm soát trong tháng 9/2021 và nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường mới từ quý 4/2021.

Mục tiêu tăng trưởng thấp nhưng vẫn hấp dẫn

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, dự báo thấp hơn mục tiêu 6,5% trong năm nay, nhưng để đạt được mức này là phải sự nỗ lực rất lớn, đòi hỏi sự quyết liệt hơn nữa của cả hệ thống chính trị và cả địa phương.

Nếu GDP đạt mức này, đây sẽ là năm thứ hai tăng trưởng GDP của Việt Nam không hoàn thành kế hoạch tăng trưởng sau năm 2020 chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu chung của kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Theo dự báo, xuất khẩu năm nay của Việt Nam có thể tăng 10%, thu ngân sách vượt dự toán. “Tăng trưởng sẽ thấp nhưng là khá ấn tượng trong bối cảnh thế giới hiện nay”, ông Dũng chia sẻ.

Giãn cách xã hội ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh, tình hình lao động - việc làm. Trong khi đó, nguồn lực hỗ trợ cho công tác chống dịch lớn, ảnh hưởng đến thu - chi ngân sách. Dịch cũng ảnh hưởng đến tình hình thành lập doanh nghiệp, thu hút FDI.

Nói về năm 2022, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng đây sẽ là thời điểm có nhiều yếu tố mới, vừa là thời cơ, vừa là thách thức. Khả năng dịch bệnh còn kéo dài, phức tạp, khó lường, nhiều nước trên thế giới chấp nhận sống chung với dịch bệnh và từng bước mở cửa trở lại.

“Việt Nam cũng phải thay đổi chiến lược theo xu thế mới. Nếu cứ đóng cửa phong tỏa suốt sẽ ảnh hưởng nặng nề, không chỉ vấn đề kinh tế mà còn cả xã hội”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhận định, trật tự thương mại, cơ cấu đầu tư chắc chắn có sự thay đổi và chuyển dịch, kể cả chuỗi sản xuất và cung ứng, tác động đến Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các địa phương luôn giữ sự thân thiện, đồng hành, sẵn sàng tháo gỡ, lắng nghe doanh nghiệp, chứ không phải chỉ là những chỉ thị hành chính, nhũng nhiễu, gây khó khăn. (Ảnh: minh họa)

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các địa phương luôn giữ sự thân thiện, đồng hành, sẵn sàng tháo gỡ, lắng nghe doanh nghiệp, chứ không phải chỉ là những chỉ thị hành chính, nhũng nhiễu, gây khó khăn. (Ảnh: minh họa)

Địa phương hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp

Người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư cho rằng các địa phương cần tận dụng, bắt kịp đà phục hồi của những nền kinh tế lớn, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam. Cơ cấu lại nhanh nền kinh tế, tiếp tục thực hiện tốt 3 đột phá chiến lược, thêm yếu tố đổi mới sáng tạo và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam.

Nền kinh tế tự chủ, theo Bộ trưởng đòi hỏi sự tự chủ và chủ động rất lớn từ các địa phương. Chẳng hạn, một số địa phương tăng trưởng cao nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh…

Các địa phương có thể duy trì các nhà đầu tư chiến lược, nhưng cũng phải đa dạng các lĩnh vực đầu tư và nhà đầu tư, không chỉ tập trung vào một nhà đầu tư, một ngành, một lĩnh vực riêng lẻ.

Các ngành này dù là công nghệ cao nhưng giá trị gia tăng vẫn thấp, chủ yếu tận dụng giá rẻ và lợi thế so sánh của Việt Nam, chứ không nhiều dự án tạo ra giá trị gia tăng cao.

Ông cũng thông tin, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 105 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh trong lúc khó khăn của dịch bệnh như hiện nay, thái độ của chính quyền địa phương với doanh nghiệp là quan trọng quan trọng hơn cả những hỗ trợ nêu trên.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các địa phương luôn giữ sự thân thiện, đồng hành, sẵn sàng tháo gỡ, lắng nghe doanh nghiệp, chứ không phải chỉ là những chỉ thị hành chính, nhũng nhiễu, gây khó khăn.

“Làm tốt chính là xúc tiến đầu tư tại chỗ, còn hơn nhiều đi xúc tiến, đi kêu gọi bên ngoài. Làm tốt thì tự khắc doanh nghiệp thấy được thân thiện của địa phương, của lãnh đạo, thì họ mới yên tâm đầu tư lâu dài”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Thu nhập cao nhờ trồng cây nha đam

Thu nhập cao nhờ trồng cây nha đam

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58

(CL&CS) - Thứ cây xòe bẹ mập mọng nước này trồng xen trong vườn cà phê, ai ngờ chị nông dân Lâm Đồng có thu nhập tốt.

Tối ưu hóa quy trình sản xuất nhờ áp dụng ISO 3834

Tối ưu hóa quy trình sản xuất nhờ áp dụng ISO 3834

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - ISO 3834 không phải là một tiêu chuẩn sản phẩm nhưng nó thường được sử dụng như những yêu cầu của sản phẩm, được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp hàn, nhằm để kiểm soát chất lượng và phòng ngừa sai hỏng. Những doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 3834 sẽ có nhiều lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường.

Nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng

Nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - Nhằm nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng (VLXD), ngày 01/11/2024 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BXD như một giải pháp đảm bảo chất lượng công trình và nâng cao vị thế ngành trên thị trường quốc tế.