Thứ bảy, 18/09/2021, 07:44 AM

Bộ GTVT dự kiến bố trí hàng chục ngàn tỷ đồng nâng cấp hạ tầng đường sắt giai đoạn 2021-2025

(CL&CS) - Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT dự kiến bố trí hơn 10.400 tỷ đồng vốn trung hạn để triển khai các dự án đầu tư, nâng cấp đường sắt.

Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT dự kiến bố trí hơn 10.400 tỷ đồng vốn trung hạn để triển khai các dự án đầu tư, nâng cấp đường sắt.

Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT dự kiến bố trí hơn 10.400 tỷ đồng vốn trung hạn để triển khai các dự án đầu tư, nâng cấp đường sắt.

Với mục tiêu cải tạo, nâng cấp hạ tầng các tuyến đường sắt hiện có, nâng cao năng lực hạ tầng, đáp ứng nhu cầu thúc đẩy khai thác vận tải, 5 dự án sẽ được ưu tiên bố trí vốn để thực hiện trong giai đoạn này là: Dự án Đấu nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc, tổng mức đầu tư 614 tỷ đồng, nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 là 583 tỷ đồng.

Dự án Cải tạo nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM, tổng mức đầu tư 850 tỷ đồng, nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 là 808 tỷ đồng.

Dự án Cải tạo nâng cấp đoạn Vinh - Nha Trang, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM, tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 là 1.020 tỷ đồng.

Dự án Cải tạo nâng cấp đoạn Nha Trang - Sài Gòn, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM, tổng mức đầu tư 1.100 tỷ đồng, nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 là 935 tỷ đồng.

Dự án Cải tạo, nâng cấp các ga trên các tuyến đường sắt phía Bắc, tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng, nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 là 333 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT cũng lên kế hoạch bố trí vốn để nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư 6 dự án xây dựng tuyến đường sắt mới: Đường sắt vào cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện); Đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu; Đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành; Đường sắt vành đai phía Đông: Ngọc Hồi - Lạc Đạo (Hà Nội); Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và đường sắt TP.HCM - Cần Thơ.

Bộ GTVT cũng dự kiến phân bổ 6.289 tỷ đồng cho các dự án chuyển tiếp. Trong đó có 2 dự án đáng chú ý là dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM có tổng mức đầu tư 1.928 tỷ đồng, nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 là 1.736 tỷ gồm 235 tỷ đồng vốn ngân sách và 1.501 tỷ đồng vốn ODA Hàn Quốc. Dự án đang trong giai đoạn lựa chọn thiết kế kỹ thuật.

Dự án thứ hai là cải tạo khu gian Hòa Duyệt - Thanh Luyện, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM có tổng mức đầu tư 2.644 tỷ đồng, dự kiến nhu cầu vốn ngân sách là 439 tỷ đồng, nhu cầu vốn ODA là 2.205 tỷ đồng. Hiện dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị các thủ tục để ký hiệp định vay vốn.

Chi Lê

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43

(CL&CS) - Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 330/KH-UBND ngày 18/11/2024 về việc thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2025.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á - Âu

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á - Âu

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:54

(CL&CS) - Dự kiến, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam mở tuyến liên vận quốc tế để khai thác hiệu quả tuyến này.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: 'Chúng ta cần chủ động nắm bắt công nghệ, tự mình làm chủ dự án'

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: 'Chúng ta cần chủ động nắm bắt công nghệ, tự mình làm chủ dự án'

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01

(CL&CS) - Thảo luận tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sáng 13/11, giáo sư Hoàng Văn Cường (nguyên Hiệu phó Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng thành công xây dựng đường dây 500kV mạch ba cho thấy để triển khai nhanh, hiệu quả bắt buộc phải làm chủ công nghệ.