Đề xuất điều chỉnh hướng tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ
(CL&CS) - Việc đề xuất rà soát, xem xét điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay của TP. HCM và các tỉnh ĐBSCL là rất cần thiết.
Mới đây, UBND TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải về tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ theo đề xuất của Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam về điều chỉnh hướng tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ và đầu tư xây dựng ga đô thị Tân Kiên, phạm vi kiến nghị điều chỉnh quy hoạch mà tuyến đường này đi qua gồm: TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ. Điểm đầu là ga Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TP.HCM) và điểm cuối là ga Cái Răng (phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ).
Tổng chiều dài toàn tuyến là 134,94km, trong đó đi qua địa bàn TP.HCM dài khoảng 6,56km, Long An dài khoảng 27,68km, Tiền Giang 61,57km, Vĩnh Long 33,62km, Cần Thơ dài khoảng 5,51km.
Các ga đường sắt thành các ga đô thị trên phạm vi chiều dài tuyến có 9 ga đường sắt, Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam đề xuất đầu tư xây dựng thành các ga đô thị với tổng diện tích dự kiến khoảng 3.840 ha. Trong đó ga Tân Kiên được đề xuất bổ sung chức năng khu đô thị phát triển theo hướng TOD (mô hình Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng) với diện tích 352 ha.
Sau khi xem xét đề xuất, UBND TP.HCM nhận thấy quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 2563/QĐ-BGTVT ngày 27/8/2013. Theo quy định tại Điều 52, Luật Quy hoạch năm 2017 thì việc đề xuất rà soát, xem xét điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay của TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL là rất cần thiết.
Đề xuất đầu tư xây dựng các ga tuyến đường sắt theo mô hình TOD là phù hợp nhằm phát huy hiệu quả đầu tư các tuyến đường sắt, thu hút hành khách sử dụng phương tiện vận chuyển khối lượng lớn phát triển đô thị theo xu hướng tích hợp, đầu tư khai thác hạ tầng đô thị hiệu quả.
UBND TP.HCM thống nhất nguyên tắc nghiên cứu điều chỉnh hướng tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, hạn chế tối đa ảnh hưởng của các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt và phù hợp Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ tại Quyết định số 82/QĐ-TTg ngày 14/1/2020.
Trên cơ sở đó, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam để xem xét các nội dung đề xuất nêu trên trong quá trình nghiên cứu Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và nghiên cứu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ theo quy định.
UBND TP.HCM sẽ phối hợp, tham gia ý kiến trong quá trình Bộ GTVT nghiên cứu quy hoạch mạng lưới đường sắt theo nhiệm vụ được Thủ tướng phê duyệt và lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, cập nhật kết quả nghiên cứu vào Đồ án Quy hoạch chung TP.HCM đang thực hiện điều chỉnh nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa các quy hoạch.
Trước đó, tháng 3/2018, Viện khoa học và Công nghệ Phương Nam thông tin hướng tuyến đường sắt cao tốc này dài 139 km, có tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD. Ga đầu là Tân Kiên đi qua các ga thuộc tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và ga cuối ở khu vực Cảng Cái Cui (TP Cần Thơ). Dự án sử dụng đường sắt đôi, khổ 1.435 mm - dành cho đường sắt cao tốc phổ biến trên thế giới.
Hồi năm 2013, tuyến đường này được tính toán vốn đầu tư khoảng 3,6 tỷ USD với chiều dài 134 km, có 10 nhà ga; khổ đường 1.435 mm, tốc độ dưới 200 km/h cho tàu hàng và trên 200 km/h cho tàu khách.
Các chuyên gia đánh giá, công trình khi đưa vào khai thác sẽ kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ĐBSCL, đồng thời đáp ứng khai thác vận tải, tổ chức luồng hàng, luồng khách, cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa với khối lượng lớn, giảm ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông...
Chi Lê
- ▪Ban Quản lý dự án đường sắt được giao nghiên cứu dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ
- ▪TP.HCM đề xuất xây tuyến đường sắt đô thị gần 68.000 tỷ đồng
- ▪Thủ tướng yêu cầu trình phương án về kinh phí bảo trì đường sắt quốc gia
- ▪TP.HCM kiến nghị chuyển vốn ODA chưa giải ngân cho tuyến metro số 1 sang năm 2021
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43
(CL&CS) - Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 330/KH-UBND ngày 18/11/2024 về việc thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2025.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á - Âu
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:54
(CL&CS) - Dự kiến, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam mở tuyến liên vận quốc tế để khai thác hiệu quả tuyến này.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: 'Chúng ta cần chủ động nắm bắt công nghệ, tự mình làm chủ dự án'
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01
(CL&CS) - Thảo luận tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sáng 13/11, giáo sư Hoàng Văn Cường (nguyên Hiệu phó Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng thành công xây dựng đường dây 500kV mạch ba cho thấy để triển khai nhanh, hiệu quả bắt buộc phải làm chủ công nghệ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.