Thứ năm, 23/12/2021, 09:29 AM

Ấn Độ chia sẻ kinh nghiệm phát triển đô thị thông minh với Việt Nam

(CL&CS) - Ngày 22/12, Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ đã tổ chức thành công hội thảo trực tuyến về chủ đề "Phát triển đô thị thông minh tại Ấn Độ và Việt Nam" với sự hiện diện của các viên chức chính phủ, nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên 2 nước.

Các chuyên gia Ấn Độ chia sẻ kinh nghiệm phát triển đô thị thông minh với Việt Nam tại hội thảo

Các chuyên gia Ấn Độ chia sẻ kinh nghiệm phát triển đô thị thông minh với Việt Nam tại hội thảo

Nhấn mạnh ý nghĩa của sự kiện, ông Madan Mohan Sethi, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM nhận xét về xu hướng thành phố thông minh bắt đầu ở Ấn Độ từ năm 2015. Ông bày tỏ rằng Việt Nam, với tốc độ phát triển cao trong ASEAN, sẽ bắt kịp xu hướng và sẽ có nhiều cơ hội cho cả Ấn Độ và Việt Nam học hỏi lẫn nhau về vấn đề này.

Phát biểu từ quan điểm của Ấn Độ, ông Kunal Kumar, Tổng Thư ký & Giám đốc Chương trình (Các Thành phố Thông minh), Bộ Nhà ở & Đô thị đã cung cấp thông tin về cách Ấn Độ lựa chọn 100 thành phố cho sáng kiến thành phố thông minh, trong đó 75 thành phố đã thành lập Trung tâm chỉ huy & điều khiển tích hợp, sử dụng công nghệ kỹ thuật số để xây dựng hệ thống thông tin. 5151 dự án được đề xuất với tổng vốn đầu tư 27 tỷ USD.

Tiến sĩ Trần Ngọc Linh, Đại diện Cục Phát triển Đô thị, Bộ Xây dựng Việt Nam trình bày về 'Phát triển thành phố thông minh bền vững ở Việt Nam' và chia sẻ rằng Việt Nam đang ở giai đoạn đầu trong việc phát triển thành phố thông minh. Việt Nam đang học hỏi các mô hình khác nhau của các quốc gia về vấn đề này. Ông đề nghị cả hai phía tăng cường chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Các đại biểu đến từ các Sở Ngoại vụ, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông tại thành phố Cần Thơ, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Kontum cùng các giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên các trường Đại học danh tiếng tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam đã tham gia hội thảo trực tuyến và có cuộc thảo luận chuyên sâu với các diễn giả đến từ Ấn Độ và Việt Nam.

Cả hai bên đều nhận định rằng phát triển đô thị thông minh là chìa khóa của tương lai để cải thiện điều kiện sống và sẽ có rất nhiều khía cạnh tác động đến tiến trình này.

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Đến năm 2030, 100% cơ quan, doanh nghiệp nhà nước sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây

Đến năm 2030, 100% cơ quan, doanh nghiệp nhà nước sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/06/2025, 13:48

(CL&CS) - Đó là một trong những mục tiêu cụ thể của Chương trình hành động quốc gia về phát triển và chuyển đổi sang sử dụng nền tảng điện toán đám mây giai đoạn 2025-2030.

Trao quyền cho địa phương trong lĩnh vực KH&CN: UBND cấp tỉnh được quản lý những gì?

Trao quyền cho địa phương trong lĩnh vực KH&CN: UBND cấp tỉnh được quản lý những gì?

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/06/2025, 10:01

(CL&CS) - UBND cấp tỉnh được quyền cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, xử lý vi phạm và yêu cầu chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ và triển khai chiến lược chuyển đổi số riêng của mình.

Phân cấp, phân quyền trong khoa học và công nghệ: Định hướng phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Phân cấp, phân quyền trong khoa học và công nghệ: Định hướng phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/06/2025, 10:01

(CL&CS) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 132/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ KH&CN. Việc ban hành Nghị định này không chỉ là bước đi phù hợp trong tiến trình cải cách thể chế, mà còn là tiền đề quan trọng để đẩy mạnh phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại địa phương.