Thứ tư, 29/06/2022, 15:04 PM

6 tháng đầu năm 2022, GDP của Việt Nam tăng 6,42%

(CL&CS) - Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.

Empty

Sáng 29/6/2022, Tổng cục Thống kê tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022.  

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chủ trì cuộc họp báo, đã công bố những vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam trong quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022. Theo đó, GDP quý 2/2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 2 các năm trong giai đoạn 2011 - 2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, GDP tăng 6,42%.

Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 của nước ta đã khởi sắc ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Một số ngành đã có mức tăng cao hơn trước khi dịch Covid-19 xuất hiện như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa…  Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 6 tháng năm 2022 như sau:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP): + 6,42%

- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): + 8,7%

- Số doanh nghiệp thành lập mới: 76.233 doanh nghiệp

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: + 11,7%

- Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội: + 9,6%

- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: + 17,3%

- Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa: + 15,5%

- Xuất siêu: 710 triệu USD

- Khách quốc tế đến Việt Nam: + 582,2%

- Chỉ số giá tiêu dùng bình quân: + 2,44%

- Lạm phát cơ bản: + 1,25%

- Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên: 51,4 triệu người

- Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc: 50,3 triệu người

- Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi: 2,39%

- Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi: 2,48%

San xuat cong nghiep

Bà Nguyễn Thị Hương khái quát lạitrong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia, bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 vẫn duy trì kết quả khá tích cực trên nhiều lĩnh vực là do sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự tin tưởng và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước.

Các cơ quan ở Trung ương và địa phương đã thích ứng an toàn, linh hoạt phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, tỷ lệ bao phủ vaccine cho người dân cao là một trong những điều kiện quan trọng để quyết tâm phục hồi kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 6,42%, đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới; kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp. Cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng và xuất khẩu tăng cao.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng trưởng khá cao khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu. Hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2022. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện rõ rệt, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt mức cao, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bước sang quý 3/2022, kinh tế - xã hội nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình chính trị thế giới phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá hàng hóa thiết yếu tăng cao, lạm phát cao trên toàn cầu…

Dịch Covid-19 tuy đã cơ bản được khống chế ở Việt Nam nhưng với các biến thể mới có thể còn diễn biến phức tạp trên thế giới. Do đó, kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2022 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, để đạt mục tiêu tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và đảm bảo đời sống của nhân dân, cần sự chung sức, đồng lòng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, doanh nghiệp và nhân dân cả nước ta.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Thị xã sắp lên thành phố thứ 5 của 'thủ phủ công nghiệp' Việt Nam: Bất động sản địa phương hưởng lợi lớn

Thị xã sắp lên thành phố thứ 5 của 'thủ phủ công nghiệp' Việt Nam: Bất động sản địa phương hưởng lợi lớn

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 19:46

Chỉ còn ít ngày nữa, thị xã này sẽ chính thức lên thành phố, đây cũng là điều kiện để bất động sản nơi đây trở nên sôi động, thu hút các nhà đầu tư trong thời gian tới.

'Cất cánh' lên TP trực thuộc Trung ương, Khánh Hòa sẽ có đô thị du lịch, đô thị sân bay, pháo đài bảo vệ chủ quyền biển đảo

'Cất cánh' lên TP trực thuộc Trung ương, Khánh Hòa sẽ có đô thị du lịch, đô thị sân bay, pháo đài bảo vệ chủ quyền biển đảo

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 19:42

Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa sẽ theo định hướng toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát triển thương hiệu mạnh góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu

Phát triển thương hiệu mạnh góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 19:13

(CL&CS) - Ông Hoàng Minh Chiến (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) chia sẻ về giải pháp nâng tầm những giá trị cốt lõi trong phát triển thương hiệu.