Thứ hai, 21/02/2022, 15:21 PM

Dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,5% trong quý đầu năm

(CL&CS) - Các chuyên gia của VnDirect kỳ vọng, quý đầu tiên của năm 2022, GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,5% so với cùng kỳ nhờ vào một số tín hiệu vĩ mô tích cực.

Các chuyên gia dự báo, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng và thu hút đầu tư.

Các chuyên gia dự báo, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng và thu hút đầu tư.

Trong báo cáo tháng 1/2022, Công ty CP Chứng khoán (VNDirect) dự báo GDP Việt Nam sẽ tăng 5,5% trong quý 1 và 7,5% cả năm.

VNDirect kỳ vọng các hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ tăng tốc trong những tháng tới nhờ nhiều lao động quay trở lại làm việc sau khi dịch bệnh được kiềm chế. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và các biện pháp thích ứng mới với đại dịch của Việt Nam cũng tạo thuận lợi cho tăng trưởng. Ngoài ra, nhu cầu toàn cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở mức cao.

Ngành dịch vụ được kỳ vọng sẽ cải thiện đà phục hồi nhờ mở cửa trở lại các dịch vụ không thiết yếu (du lịch, giao thông công cộng, giải trí...) và nhu cầu trong nước hồi phục sau khi chính phủ nới lỏng các quy định về giãn cách xã hội, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8%.

VNDirect cũng dự báo lạm phát trung bình trong quý 1 ở mức 2,3% so với cùng kỳ, cao hơn một chút so với con số 1,9% so với cùng kỳ trong quý IV/2021. Ngoài ra, VNDirect giữ nguyên dự báo CPI bình quân năm 2022 không đổi ở mức 3,4% so với cùng kỳ (so với 1,8% năm 2021).

Về đầu tư công, vốn nhà nước thực hiện (đầu tư công) trong tháng 1/2022 tăng 8,6% so với cùng kỳ, ở mức 25,3 tỷ đồng. Do đó, các chuyên gia của VNDirect kỳ vọng, vốn thực hiện đầu tư công năm 2022 có thể tăng 20-30% so với số thực tế năm 2021.

Bên cạnh đó, giá vật liệu xây dựng như thép, xi măng, đá xây dựng dự kiến sẽ hạ nhiệt vào năm 2022; việc thực hiện đầu tư công trong năm 2021 đạt thấp, chỉ bằng 84% kế hoạch cả năm. Ngoài ra, Chính phủ dự kiến sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công lớn vào năm 2022 như sân bay quốc tế Long Thành, đường cao tốc Bắc Nam, từ đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư công

Các chuyên gia kinh tế nhận định, phát triển kinh tế tháng 2/2022 nhiều thuận lợi, hỗ trợ cho tăng trưởng GDP quý 1 có thể đạt 5,5-5%.

Trong báo cáo chiến lược thị trường tháng 1/2022, SSI Research đưa ra những dự báo chỉ tiêu vĩ mô năm 2022.

SSI cho rằng trong trường hợp gói kích thích kinh tế được giải ngân có hiệu quả, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể vượt mức 7% trong năm 2022, trên mức nền thấp của giai đoạn 2020-2021.

TS. Cấn Văn Lực và nhóm chuyên gia đã đưa ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế cho năm 2022, gồm: Kịch bản thứ nhất, nếu thực hiện tốt cả hai chương trình trọng điểm mà Chính phủ đang hoàn thiện, trình các cấp có thẩm quyền thông qua, là phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2023 thì kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,5-7% trong năm 2022.

Kịch bản thứ hai, nếu không làm tốt hai chương trình trọng điểm nêu trên thì khả năng tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ chỉ đạt khoảng 4,5-5%.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo GDP Việt Nam năm nay tăng 6,5%. Ngân hàng này cho rằng hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng với việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do.

Trong khi đó, Ngân hàng HSBC nhận định, kinh tế Việt Nam có thể lấy lại nhịp tăng trưởng GDP ở mức 6,8% trong năm 2022 chủ yếu nhờ đầu tư nước ngoài mạnh mẽ trở lại, tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất và phát triển xanh.

Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered nhận định, nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, bắt đầu từ cuối quý 1. Tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ đạt 6,7% trong năm 2022 và 7% trong năm 2023.

Ông Tim Leelahaphan cũng cho rằng, triển vọng trung hạn của Việt Nam duy trì tích cực. Việt Nam sẽ tiếp tục là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và là một điểm đến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Hoạt động đầu tư vào Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi trong năm nay sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Bà Michele Wee, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cũng cho biết: “Trong một cuộc khảo sát do Standard Chartered thực hiện gần đây, các khách hàng đều cho rằng, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng và thu hút đầu tư".

“Việt Nam đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu. Là một ngân hàng quốc tế hàng đầu, chúng tôi luôn nỗ lực hỗ trợ quá trình phục hồi và tăng trường bền vững của Việt Nam trong năm 2022 và các năm tới”, bà Michele Wee nhấn mạnh.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.