2020 là năm khó khăn nhất trong lịch sử của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

(CL&CS) - Năm 2020 vừa qua có thể khẳng định là năm khó khăn nhất trong lịch sử 33 năm hình thành và phát triển của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Hòa Bình).

Ông Lê Viết Hải

Ông Lê Viết Hải

Đó là lời chia sẻ của ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Hòa Bình trong thông điệp gửi cổ đông tại Báo cáo thường niên 2020.

Năm 2020: Khó khăn kép

Ông Hải cho biết: “Suốt ba năm 2018, 2019 và 2020, thị trường xây dựng đầy khó khăn do không có nhiều dự án đầu tư địa ốc được cấp giấy phép xây dựng, cộng thêm những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid -19 khiến các chủ đầu tư trong lĩnh vực du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng đều bị thiệt hại rất lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành xây dựng, đặc biệt là các công ty chuyên thi công công trình khách sạn, condotel, biệt thự biển, khu nghỉ dưỡng, trung tâm giải trí,... trong đó có Hòa Bình.

Nhiều nhà đầu tư đã đánh giá Hòa Bình khó có thể vượt qua được khủng hoảng; giá cổ phiếu đã có lúc xuống dưới 6.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, với sự đoàn kết, đồng lòng chia sẻ, với sự năng động sáng tạo, và những nỗ lực vượt bậc cùng với truyền thống vượt khó theo tinh thần “cánh diều ngược gió”, Hòa Bình đã chứng tỏ bản lĩnh khi vượt qua cuộc khủng hoảng kép liên tục trong 3 năm qua của ngành xây dựng Việt Nam.

HĐQT và Ban điều hành đã đưa ra rất nhiều giải pháp bao gồm những giải pháp đối phó với khủng hoảng trước mắt trong ngắn hạn, kết hợp với tái cấu trúc một cách toàn diện tập đoàn, phục vụ cho một chiến lược dài hạn: vươn ra biển lớn”.

Ông Hải đã đưa ra 3 nhóm giải pháp lớn để đối phó với khủng hoảng, bao gồm: tái cấu trúc hệ thống quản lý, tái cấu trúc nguồn nhân lực và tái cấu trúc tài chính. Đồng thời tái cấu trúc sản phẩm, dịch vụ, thị trường; tái cấu trúc mô hình kinh doanh và chuẩn bị cho việc thiết lập hệ sinh thái đa quốc gia phục vụ cho một chiến lược dài hạn.

Hướng ra thị trường quốc tế

Hiện nay, Hòa Bình có mặt tại 5 quốc gia: Campuchia, Malaysia, Myanmar, Kuwait và Canada.

Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, năm 2018 Hòa Bình với doanh thu 18.300 tỷ đồng tương đương hơn 800 triệu USD đã cùng các doanh nghiệp xây dựng tư nhân khác trong nước chiếm gần hết thị phần của doanh nghiệp xây dựng nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng dân dụng.

Vì vậy, Hòa Bình rất khó giữ đà tăng trưởng nhanh 5 năm tăng 5 lần như 30 năm trước kể từ khi thành lập. Bởi vì nếu đúng như vậy thì đến năm 2028, doanh thu của Hòa Bình sẽ lớn hơn tổng sản lượng của cả ngành xây dựng Việt Nam năm 2019 (16 tỷ USD). “Đó là một điều không tốt cho nền kinh tế và cũng không thể xảy ra!”, ông Hải nhấn mạnh.

“Việc hướng ra thị trường nước ngoài là con đường tất yếu của Hòa Bình. Có như thế, Hòa Bình mới thoát khỏi giới hạn của thị trường chật hẹp trong nước, đồng thời kéo theo nhiều doanh nghiệp xây dựng và vật liệu xây dựng cùng chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ liên quan xuất khẩu ra thị trường toàn cầu, đưa công nghiệp xây dựng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.

Do không kịp thời phát triển ra nước ngoài, khối doanh nghiệp xây dựng tư nhân đã phải đối diện với khủng hoảng thừa trong 3 năm qua khi tốc độ tăng trưởng đầu tư trong nước không tương ứng với tốc độ tăng trưởng rất mạnh mẽ của khối doanh nghiệp này”, ông Hải nhận định.

Cuốn sách “Thập kỷ vàng - Trang sử mới” của ông Lê Viết Hải được xuất bản năm qua đã chứng minh cơ hội cho xuất khẩu công nghiệp xây dựng ra thị trường nước ngoài là hoàn toàn khả thi. Cơ hội này càng lớn hơn sau đại dịch khi hàng hóa và dịch vụ Trung Quốc không còn được ưa chuộng ở nhiều quốc gia.

Ngoài ra, trong những năm vừa qua, doanh nghiệp xây dựng Nhật Bản, Hàn Quốc không chỉ kém cạnh tranh ở thị trường Việt Nam mà cả ở thị trường quốc tế vì giá cao trong khi không còn sự khác biệt về chất lượng. Các nhà đầu tư ở nhiều nước hiện nay đều rất quan tâm đến chi phí xây dựng và đang tìm kiếm những nhà thầu trong khu vực Đông Nam Á để thay thế, trong đó Việt Nam được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội.

Ông Hải cam kết với cổ đông: “Hòa Bình xác định mục tiêu giữ vững vị trí dẫn đầu và cam kết cung cấp những sản phẩm xây dựng bảo đảm đáp ứng yêu cầu cao nhất của khách hàng về mọi mặt từ thiết kế, thi công cho đến bảo hành”.

Năm 2020, Hòa Bình đạt 11.225 tỷ đồng doanh thu và 86 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; giảm lần lượt 39,7% và 79,3% so với năm 2019; đạt 89,8% và 69,1% kế hoạch năm 2020.

Năm 2021, Hòa Bình đặt mục tiêu 13.500 tỷ đồng doanh thu và 235 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 20,3% và 180,9% so với năm 2020.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond, khách hàng được SeABank ưu đãi lãi suất 0%

Vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond, khách hàng được SeABank ưu đãi lãi suất 0%

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

(CL&CS) - Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), SeABank triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội

Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58

(CL&CS) - Nhiều luật và bộ luật mới ban hành đã có các giải pháp mang tính đột phá, gỡ bỏ nhiều vướng mắc về cơ chế, thuế và lãi suất để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người có thu nhập thấp.

Imperia Signature: Phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia do MIK Group phát triển

Imperia Signature: Phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia do MIK Group phát triển

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:38

(CL&CS) - Nhà phát triển bất động sản MIK Group công bố dự án The Continental, theo tiêu chuẩn Imperia Signature - phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia được phát triển trong suốt 10 năm qua.