Chủ nhật, 14/11/2021, 12:07 PM

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc giảm, chỉ đạt khoảng 1 tỷ USD trong năm 2021

(CL&CS) - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc cả năm 2021 đạt khoảng 1 tỷ USD, giảm 26% so với năm ngoái.

Tính đến cuối tháng 9/2021, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc giảm 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 768 triệu USD.

Tính đến cuối tháng 9/2021, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc giảm 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 768 triệu USD.

VASEP cho biết, chiếm 17-18% xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 2 năm qua với trên 1,4 tỷ USD, Trung Quốc nằm trong top 3 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, do xuất khẩu sang thị trường này sụt giảm liên tục từ đầu năm đến nay, nên 3 quý đầu năm 2021, xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ còn chiếm 11% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Từ tháng 4/2021, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc liên tục giảm 11-51% bởi việc kiểm soát chặt thủy sản đông lạnh nhập khẩu tại các cảng chính của nước này, gây tắc nghẽn và tốn kém cho các nhà nhập khẩu Trung Quốc, ảnh hưởng đến lợi nhuận và nhu cầu của nhà nhập khẩu và cả các công ty xuất khẩu Việt Nam. Cùng với sự bùng phát Covid-19 ở Việt Nam từ giữa tháng 7, xuất khẩu sang Trung Quốc càng giảm sâu trong quý 3 (giảm 36% trong tháng 8 và 51% trong tháng 9).

Theo VASEP thì xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục giảm, do chính sách kiểm soát quá chặt chẽ virus corona trên thủy sản nhập khẩu khiến thông quan tại các cảng ở Trung Quốc bị ách tắc.

Từ quý 3/2020, Trung Quốc đã nhiều lần thông báo phát hiện virus corona trên bao bì thủy sản đông lạnh nhập khẩu từ một số nước như Ấn Độ, Ecuador, Nga, Achentina… do vậy Hải quan nước này tuyên bố sẽ tăng cường thanh tra và kiểm tra thủy sản đông lạnh nhập khẩu để ngăn chặn sự bùng phát của virus corona.

Hàng trăm công ty xuất khẩu từ Ấn Độ, Ecuador, Nga, Indonesia đã bị đình chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc 1-5 tuần vì lý do phát hiện covid. Riêng Ấn Độ có tới trên 70 công ty bị tạm ngừng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ngoài ra, cũng theo VASEP thì ngành sản xuất và xuất khẩu thủy sản Trung Quốc bị ảnh hưởng giảm bởi dịch Covid nên dường như nước này cũng muốn bảo hộ cho các sản phẩm thủy sản nội địa, nên tìm cách hạn chế nhập khẩu. Trung Quốc cũng đã và đang tăng cường truyền thông mạnh người dân sử dụng sản phẩm của Trung Quốc.

Theo VASEP thì tính đến cuối tháng 9/2021, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc giảm 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 768 triệu USD. Trong đó, 2 sản phẩm chủ lực là tôm và cá tra chiếm lần lượt 39% và 36% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này, đạt 298 triệu USD và 279 triệu USD, giảm 23% và 20% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc giảm 23% chủ yếu vì xuất tôm sú giảm 12% và xuất tôm hùm giảm sâu 82%.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu cua ghẹ quan trọng của Việt Nam, chủ yếu nhập khẩu cua sống. Đến hết tháng 9, xuất khẩu cua ghẹ sang thị trường này đạt 36 triệu USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mới đây, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) cho biết sẽ tăng cường kiểm tra đối với thủy sản chuỗi lạnh. Cho đến ngày 29/10, GACC đã kiểm tra hơn 400 nhà sản xuất thực phẩm chuỗi lạnh quốc tế và đình chỉ 154 công ty nhập khẩu do lây nhiễm từ các nhân viên. GACC đã lấy khoảng 3,2 triệu mẫu thực phẩm nhập khẩu, trong đó có 499 mẫu dương tính với Covid. GACC cũng đã đình chỉ nhập khẩu đối với 221 công ty quốc tế từ 1-4 tuần sau khi phát hiện các bao bì sản phẩm của họ dương tính với Covid.

Trước tình hình kiểm soát khắt khe của Hải quan Trung Quốc, dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc tiếp tục giảm sâu 3 tháng cuối năm, ước đạt 242 triệu USD trong quý 4, giảm 40%. Và dự báo xuất khẩu thủy sản sang thị trường này cả năm 2021 chỉ đạt khoảng 1 tỷ USD, giảm 26% so với năm ngoái.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Thu nhập cao nhờ trồng cây nha đam

Thu nhập cao nhờ trồng cây nha đam

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58

(CL&CS) - Thứ cây xòe bẹ mập mọng nước này trồng xen trong vườn cà phê, ai ngờ chị nông dân Lâm Đồng có thu nhập tốt.

Tối ưu hóa quy trình sản xuất nhờ áp dụng ISO 3834

Tối ưu hóa quy trình sản xuất nhờ áp dụng ISO 3834

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - ISO 3834 không phải là một tiêu chuẩn sản phẩm nhưng nó thường được sử dụng như những yêu cầu của sản phẩm, được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp hàn, nhằm để kiểm soát chất lượng và phòng ngừa sai hỏng. Những doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 3834 sẽ có nhiều lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường.

Nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng

Nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - Nhằm nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng (VLXD), ngày 01/11/2024 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BXD như một giải pháp đảm bảo chất lượng công trình và nâng cao vị thế ngành trên thị trường quốc tế.