Thứ sáu, 03/12/2021, 09:03 AM

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt hơn 43 tỷ USD

(CL&CS) - Bộ NN&PTNT vừa cho biết, tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 43,5 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước.

11 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê và nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản đã tăng trưởng vượt bậc.

11 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê và nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản đã tăng trưởng vượt bậc.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, tháng 11/2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt khoảng 4,2 tỷ USD, tăng 8,9% so với tháng 11/2020 và tăng 5,8% so với tháng 10/2021.

Tính chung 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 43,5 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 19,3 tỷ USD, tăng 13,7%; lâm sản chính đạt khoảng 14,3 tỷ USD, tăng 20,9%; thủy sản đạt trên 7,9 tỷ USD, tăng 3,5%; chăn nuôi ước đạt 393 triệu USD, tăng 4%; nhóm đầu vào sản xuất trên 1,5 tỷ USD, tăng 25,9%.

Tính chung 11 tháng, các sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm: Cà phê, cao su, gạo, nhóm hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, sản phẩm gỗ, mây, tre, cói thảm, quế…

Trong đó, cao su, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu. Cụ thể: Cao su tăng 11,7% về khối lượng, tăng 40,5% giá trị; gạo tăng 0,8% khối lượng và 7,3% giá trị; hạt điều tăng 14,3% khối lượng, tăng 4,6% giá trị…

Nhiều mặt hàng dù giảm khối lượng nhưng giá trị vẫn tăng, như hồ tiêu dù khối lượng xuất khẩu giảm 6,7% nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 54,4% nên giá trị xuất khẩu vẫn tăng 44,0%; cà phê khối lượng giảm 4,4% nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng 5,9%.

Giá xuất khẩu bình quân 11 tháng nhiều mặt hàng cũng tăng lên như: Cao su tăng 25,8%; chè tăng 4,4%,  cà phê tăng 10,7%, gạo tăng 6,5%, hồ tiêu tăng 54,4%…

Về thị trường xuất khẩu, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 11 tháng năm 2021 của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 43,1%, châu Mỹ (29,6%), châu Âu (11,5%), châu Phi (1,9%), châu Đại Dương (1,6%).

Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ, đạt trên 11,9 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 67,2% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.

Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc (gần 8,4 tỷ USD, chiếm 19,2% thị phần) với kim ngạch xuất khẩu nhóm rau quả chiếm tới 23,3% tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản. 

Thứ ba là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt gần 3 tỷ USD (chiếm 6,9%) với nhóm sản phẩm gỗ chiếm 43,% giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản.

Thị trường Hàn Quốc đứng thứ 4 với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 1,9 tỷ USD (chiếm 4,4%) với nhóm sản phẩm gỗ chiếm 42,5% giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản.

Bộ NN&PTNT cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ đẩy mạnh các ban, ngành, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, hợp tác xã khẩn trương triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong lưu thông, sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Thường xuyên tổ chức, phối hợp tổ chức và tham gia các diễn đàn, hội nghị trực tuyến kết nối cung - cầu, xúc tiến tiêu thụ nông sản, phát triển ngành hàng. Bên cạnh đó, tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước Peru, Úc, Braxin, Trung Quốc, Hoa Kỳ, ASEAN, Nga.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Doanh nghiệp may mặc muốn phát triển bền vững, hãy bắt đầu từ KPI đúng cách để tăng năng suất

Doanh nghiệp may mặc muốn phát triển bền vững, hãy bắt đầu từ KPI đúng cách để tăng năng suất

sự kiện🞄Thứ tư, 04/06/2025, 15:17

(CL&CS) - Hiện nay, việc ứng dụng KPI - chỉ số hiệu suất cốt lõi - trở thành giải pháp không thể thiếu để doanh nghiệp phát triển bền vững, tối ưu năng suất và nâng cao năng lực quản trị.

ISO 9001 giúp nâng cao năng suất trong ngành bao bì

ISO 9001 giúp nâng cao năng suất trong ngành bao bì

sự kiện🞄Thứ tư, 04/06/2025, 15:17

(CL&CS) - Một trong những công cụ được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả rõ rệt hiện nay là hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Không chỉ đơn thuần là một bộ tiêu chuẩn quốc tế, ISO 9001 còn là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, tối ưu hóa quy trình và từng bước nâng cao năng suất lao động.

Công cụ TPM - Chìa khóa nâng cao năng suất và chất lượng trong ngành sản xuất đồ dùng học tập

Công cụ TPM - Chìa khóa nâng cao năng suất và chất lượng trong ngành sản xuất đồ dùng học tập

sự kiện🞄Thứ tư, 04/06/2025, 12:15

(CL&CS) - Trong hành trình tìm kiếm giải pháp tối ưu hóa năng suất và giảm thiểu lãng phí, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn áp dụng công cụ TPM - Total Productive Maintenance (Bảo trì năng suất toàn diện). Đây được xem là một trong những phương pháp quản lý hiện đại giúp nâng cao hiệu suất thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo trì và phát huy tối đa năng lực nhân sự trong quá trình sản xuất.