Thứ tư, 03/11/2021, 10:15 AM

10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản tăng hơn 13%

(CL&CS) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), 10 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 38,8 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 10 tháng, nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm: Cà phê, cao su, gạo, nhóm hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều...

Tính chung 10 tháng, nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm: Cà phê, cao su, gạo, nhóm hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều...

Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt gần 17,4 tỷ USD, tăng 12,7%; lâm sản chính đạt khoảng 12,8 tỷ USD, tăng 22,3%; thủy sản đạt gần 6,9 tỷ USD, giảm 0,8%; chăn nuôi ước đạt 359 triệu USD, tăng 6,1%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 1,4 tỷ USD, tăng 22,3%. Tuy nhiên, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản giảm nhẹ 0,8%, đạt gần 6,9 tỉ USD.

Tính chung 10 tháng, nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm: Cà phê, cao su, gạo, nhóm hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, tôm; sản phẩm gỗ; mây, tre, cói thảm; quế…

Cao su, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu. Cụ thể, cao su tăng 13,9% khối lượng và tăng 46,5% giá trị; hạt điều tăng 14,1% về khối lượng và tăng 13,5% giá trị; sắn và sản phẩm từ sắn tăng tương ứng 7,7% và 21,2%.

Riêng hồ tiêu dù khối lượng xuất khẩu giảm 5,7% nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng nên giá trị xuất khẩu vẫn tăng 44,2%; cà phê khối lượng giảm 5,1% nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng 4,1%...

Bộ NN&PTNT cũng cho biết, về giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng qua của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á (chiếm 42,8% thị phần), châu Mỹ (30,0%), châu Âu (11,4%), châu Phi (1,9%), châu Đại Dương (1,5%).

Theo đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ, đạt trên 10,8 tỷ USD (chiếm 27,9% thị phần), trong đó kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 68,4% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường này. Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc đạt gần 7,5 tỷ USD (chiếm 19,3% thị phần) với kim ngạch xuất khẩu nhóm rau quả chiếm tới 23,4% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Đứng thứ ba là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt trên 2,6 tỷ USD (chiếm 6,8%) và xuất khẩu nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất, chiếm 43,4% giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản...

Bộ NN&PTNT cũng cho biết, 10 tháng năm nay, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước khoảng 35,6 tỷ USD, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 22,5 tỷ USD, tăng 54%.  

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Doanh nghiệp sử dụng công cụ cải tiến và hệ thống quản lý phù hợp mang lại hiệu quả bền vững

Doanh nghiệp sử dụng công cụ cải tiến và hệ thống quản lý phù hợp mang lại hiệu quả bền vững

sự kiện🞄Thứ ba, 17/06/2025, 11:09

(CL&CS) - Hiện nay, việc doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng và công cụ cải tiến không chỉ là xu hướng, mà đã trở thành yếu tố sống còn để tồn tại và phát triển bền vững.

Nghề lạ ở Việt Nam: Cây dại mang về trồng hái lá bán quanh năm, chăm vài tháng bắt đầu 'hốt bạc', làm thành đặc sản mùa hè

Nghề lạ ở Việt Nam: Cây dại mang về trồng hái lá bán quanh năm, chăm vài tháng bắt đầu 'hốt bạc', làm thành đặc sản mùa hè

sự kiện🞄Thứ hai, 16/06/2025, 14:44

(CL&CS) - Nhờ nhạy bén trong việc mang thứ cây vốn mọc hoang dại ở núi rừng về trồng trong vườn nhà, nhiều hộ dân đã có thêm nguồn thu nhập đáng kể. Loại cây này dễ trồng, dễ phát triển và cho thu hoạch quanh năm.

Tự động hóa – nhân tố thúc đẩy năng suất và chất lượng trong kỷ nguyên 4.0

Tự động hóa – nhân tố thúc đẩy năng suất và chất lượng trong kỷ nguyên 4.0

sự kiện🞄Thứ hai, 16/06/2025, 13:58

(CL&CS) - Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ, tự động hóa đã trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Với sự hỗ trợ của các công nghệ hiện đại như phần mềm điều khiển, robot công nghiệp, hệ thống ERP và trí tuệ nhân tạo, tự động hóa đang từng bước thay đổi diện mạo sản xuất, dịch vụ trên toàn cầu.