Thứ năm, 12/01/2023, 16:14 PM

Xuất khẩu hồ tiêu năm 2022 đạt 963 triệu USD

(CL&CS) - Năm 2022, tuy ngành hồ tiêu của Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu thụ giảm nhưng xuất khẩu hồ tiêu vẫn đạt 963 triệu USD, tăng 2,7% so với năm 2021.

Cục Xuất nhập khẩu nhận định, năm 2023, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong bối cảnh giá thế giới chịu áp lực do nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu tiêu thụ thấp

Cục Xuất nhập khẩu nhận định, năm 2023, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong bối cảnh giá thế giới chịu áp lực do nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu tiêu thụ thấp

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2022 đạt 226 nghìn tấn, trị giá 963 triệu USD, giảm 13,3% về lượng, nhưng tăng 2,7% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu của Việt Nam năm 2022 ước đạt 4.257 USD/tấn, tăng 18,5% so với năm 2021.

Về thị trường, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam đạt 54.686 tấn, giảm 8,5%. Tiếp theo là xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 20.498 tấn, giảm 46,4%; UAE: 16.103 tấn, tăng 2,7%; Ấn Độ: 12.297 tấn, giảm 2,1%, Đức: 9.655 tấn, giảm 18,1%; … Một số thị trường lớn có lượng xuất khẩu giảm bao gồm: Pakistan giảm 51,2%; Pháp giảm 46,2%; Úc giảm 45,3%; Ai Cập giảm 43,7%; Thổ Nhĩ Kỳ giảm 35,9%; Nam Phi giảm 32,0%; Anh giảm 15,9%.

Tuy nhiên cũng có một số thị trường có lượng nhập khẩu tăng như: Singapore tăng 717,6%; HongKong tăng 611,1%; đặc biệt là thị trường Nga mặc dù đang bị ảnh hưởng bởi xung đột Đông - Âu nhưng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường này vẫn tăng 21,1% đạt 6.291 tấn. Các thị trường nhập khẩu tiêu trắng hàng đầu: Mỹ: 4.877 tấn, Đức: 4.223 tấn, Hà Lan: 2.856 tấn, Thái Lan: 2.324 tấn.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), năm 2022, ngành hồ tiêu của Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu thụ giảm. Do đó, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang nhiều thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc giảm.

"Nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu giảm do lạm phát tăng cao và chính sách ‘Zezo Covid’ của Trung Quốc. Mặc dù vậy, giá hồ tiêu năm 2022 cao hơn so với năm 2021 dẫn đến trị giá nhập khẩu từ nhiều thị trường tăng’, Cục Xuất nhập khẩu nhận định.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, năm 2022, bối cảnh thế giới có nhiều biến động về các yếu tố địa chính trị, chính sách tài chính tiền tệ của các nước thay đổi liên tục, tình hình lạm phát gia tăng… đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu dùng của thế giới. Việc này đã tác động đến xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành hồ tiêu vẫn đạt được kết quả tích cực.

Theo Cục xuất nhập khẩu, nhu cầu hạt tiêu sẽ giảm mạnh vào quý 1/2023 với mùa đông rất khó khăn ở khu vực EU, do cuộc khủng hoảng năng lượng. Dự báo cả năm 2023, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong bối cảnh giá xuất khẩu thế giới chịu áp lực do nhu cầu tiêu thụ thấp.

Hiện đang là thời điểm trùng với hàng vụ tiêu mới của Việt Nam được đưa ra thị trường. Do đó, ngành hạt tiêu Việt Nam cần tăng khả năng hợp chuẩn theo các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là về các khía cạnh như dư lượng hóa chất, các tiêu chí sản xuất bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chế biến sâu, tạo ra những sản phẩm mới giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Cục Xuất nhập khẩu khuyến nghị, ngành hồ tiêu Việt Nam cần tăng khả năng hợp chuẩn theo các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là về các khía cạnh như dư lượng hóa chất, các tiêu chí sản xuất bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chế biến sâu, tạo ra những sản phẩm mới giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Mặt khác, các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) sẽ giúp ngành hồ tiêu Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước chưa có hiệp định. Để khai thác tốt thị trường tiềm năng lớn này, ngành hồ tiêu Việt Nam cần xây dựng và phát triển các vùng sản xuất, tuân thủ các quy trình thực hành nông nghiệp tốt, tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường kiểm soát, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất hồ tiêu, nhằm tạo ra sản phẩm hồ tiêu đáp ứng yêu cầu của thị trường châu Âu.

Hiệp định EVFTA chính là một lợi thế mà các doanh nghiệp cần quan tâm dành thời gian đầu tư, tìm hiểu hiểu để có thể vận dụng tối đa các cam kết trong hiệp định.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01

(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14

(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12

(CL&CS) - Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 giúp vận hành cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” của nhiều cơ quan, đơn vị hiệu quả hơn, giúp thấy rõ các vấn đề thuộc hoạt động nội bộ cơ quan khi giải quyết công việc.