Thứ ba, 27/02/2024, 20:46 PM

Xuất khẩu chè mang về hơn 21 triệu USD trong đầu năm 2024

(CL&CS) - Trong tháng 1/2024, chè Việt Nam đã xuất khẩu sang 16 thị trường đạt trên 12.300 tấn, trị giá hơn 21 triệu USD.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2024, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 12.398 tấn, trị giá hơn 21 triệu USD, giảm 9,7% về lượng và 10% về trị giá so với tháng trước nhưng tăng khoảng 85% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ 2023.

Mức tăng cao vượt bậc chủ yếu do mức nền thấp hồi đầu năm 2023 và do xuất khẩu chè đã tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm 2023.

xuất khẩu chè mang về hơn 21 triệu USD trong đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)

xuất khẩu chè mang về hơn 21 triệu USD trong đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)

Cũng trong tháng 1/2024, giá xuất khẩu chè trung bình của Việt Nam đạt 1.694 USD/tấn, tương đương so với giá xuất khẩu trung bình hồi tháng 1/2023 nhưng giảm nhẹ 3% so với giá xuất khẩu trung bình cả năm 2023.

Về thị trường xuất khẩu, trong tháng 1/2024, chè Việt Nam đã xuất khẩu sang 16 thị trường, giảm 1 thị trường so với tháng 1/2023 (Philippines), và giảm 3 thị trường so với cả năm 2023, gồm Philippines, Kyrgyzstan và Kuwait.

Trong đó, Pakistan tiếp tục là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, hơn 4.500 tấn, gần 9,2 triệu USD. Đứng thứ hai là thị trường Đài Loan (Trung Quốc), thứ ba là thị trường Mỹ, tiếp đến là thị trường Ba Lan.

Theo Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas), nhìn chung giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng chè sang phần lớn thị trường dao động quanh mức 1.300 - 1.600 USD/tấn. "Tuy nhiên Việt Nam vẫn ghi nhận một số thị trường có giá xuất khẩu trung bình cao hơn hẳn so với các thị trường khác.

Năm 2024 hy vọng có nhiều doanh nghiệp sản xuất chè theo hướng công nghệ cao, tham gia xúc tiến thương mại… sẽ mở rộng nhiều thị trường và tăng kim ngạch", Hiệp hội Chè Việt Nam thông tin.

Trúc Anh

Bình luận

Nổi bật

Chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển kinh tế bền vững

Chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển kinh tế bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 26/03/2025, 20:03

(CL&CS)- Chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển kinh tế bền vững là tích hợp hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phú Thọ chú trọng nâng cao năng suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phú Thọ chú trọng nâng cao năng suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 09:59

(CL&CS) - Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất, cho thấy khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động nhờ vào tác động của đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động.

Doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng nhờ áp dụng các chương trình cải tiến

Doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng nhờ áp dụng các chương trình cải tiến

sự kiện🞄Thứ ba, 18/03/2025, 09:17

(CL&CS) - Doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Các chương trình cải tiến năng suất, chất lượng đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp.