Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để ngành mây tre đan phát triển bền vững
(CL&CS) - Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á với biểu tượng là cây tre bất khuất. Vì vậy, ngành mây tre đan xuất khẩu đang được chính phủ hỗ trợ để vực dậy ngành truyền thống. Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ này đến hầu hết các nước trên thế giới và được đánh giá cao.
Sản phẩm mây tre đan là tên gọi tắt được dùng để gọi tên những vật dụng được làm từ các nguyên liệu chính từ cây mây, cây tre và nứa. Đây là những nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng.
Tận dụng tính dẻo dai của các loại cây này, những người thợ thủ công đã sơ chế và đan (kết lại) thành các vật dụng hữu ích trong cuộc sống. Hiện nay những sản phẩm từ mây tre đan rất phong phú: bàn, ghế, chụp đèn, khay, nệm,… phục vụ cuộc sống ngày một tiên tiến hơn.
Đến nay, Việt Nam có hơn 1.000 làng nghề mây tre đan, chiếm 24% tổng số làng nghề của cả nước. Việt Nam đã xuất khẩu hàng mây tre đan sang 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu bình quân trên 200 triệu USD/năm, chiếm khoảng 14% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Ảnh minh họa.
Trong đó, thị trường Mỹ dẫn đầu và chiếm trên 19% thị phần, Nhật Bản chiếm gần 17% thị phần. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu ngành mây tre đan của Việt Nam hiện mới chiếm chưa đến 3% thị trường thế giới.
Mặc dù có tiềm năng nhưng sản phẩm mây tre đan của Việt Nam vẫn chiếm thị phần khiêm tốn. Theo thống kê của Trademap 2019, Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 3,37% thị phần thế giới. Do đó, tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu của các sản phẩm mây, tre, cói và lục bình còn rất lớn.
Ngoài các thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật Bản, ngày càng có nhiều thị trường mới nổi, đầy tiềm năng cho sản phẩm của Việt Nam như Anh (tăng 138,47%), Tây Ban Nha (tăng 160,52%), Pháp (tăng 37,47%), Ấn Độ (tăng 682,3%), Nga (tăng 343,74%), Australia (tăng 24,66%), …
Với xu hướng chung của thế giới là sử dụng các vật liệu tự nhiên, bền vững, thân thiện môi trường, giảm sử dụng đồ nhựa và các vật liệu độc hại khó phân hủy, phát triển nền kinh tế tuần hoàn thì ngành mây tre đan đang có cơ hội phát triển rất lớn. Đây là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp, làng nghề truyền thống tại Việt Nam.
Tiềm năng tiêu thụ tại thị trường trong nước đối với sản phẩm mây, tre, cói là rất lớn nhưng thực tế thị phần hàng mây, tre tại thị trường nội địa còn khiêm tốn. Nguyên nhân, một phần là do các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu tập trung sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu. Ngoài ra, hệ thống phân phối tại thị trường nội địa còn ít, manh mún, thiếu chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được chuỗi giá trị.
Cũng giống như các ngành hàng khác, khi các FTA được ký kết, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, thuế quan về 0, đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức. Sản phẩm mây tre đan được yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, phải đáp ứng các hàng rào kỹ thuật về chất lượng mà các nước đặt ra.
Chẳng hạn, để vào được thị trường EU, các doanh nghiệp xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn theo Đạo luật Hóa chất REACH. Luật này được áp dụng tại 27 quốc gia EU, với mục đích đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của con người và môi trường bằng cách áp dụng các phương pháp đánh giá mức độ nguy hiểm của các chất được sử dụng trong sản phẩm.
Hiện nay nước ta chưa có tiêu chuẩn quốc gia cho nhóm ngành hàng mây tre đan. Trên phương diện quốc tế, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO hiện đã ban hành được 10 tiêu chuẩn, 2 tiêu chuẩn đang trong quá trình xây dựng; Cơ quan Tiêu chuẩn Anh BSI đã xây dựng được 27 tiêu chuẩn; Ấn Độ xây dựng được 27 tiêu chuẩn; Trung Quốc xây dựng được 33 tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực mây tre đan. Do đó, để hướng tới xuất khẩu, định hướng sản xuất các sản phẩm an toàn, rất cần thiết phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho ngành hàng này.
Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở kinh doanh mây tre đan trong nướcvẫn ở quy mô nhỏ. Trên 80% đơn vị sản xuất không đủ vốn để đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất. Phần lớn sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm thấp. Hơn nữa, sản phẩm thiếu đa dạng về mẫu mã, hạn chế khả năng cạnh tranh cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Vì vậy, để phát triển ngành mây tre đan một cách bền vững, cần có sự hướng dẫn, định hướng và quản lý của nhà nước bằng việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đồng thời tăng cường hợp tác chặt chẽ giữa làng nghề, người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước nhằm quy hoạch đồng bộ các vùng nguyên liệu, xây dựng các trung tâm cho chế biến, bảo quản nguyên liệu và đổi mới mẫu mã sản phẩm.
Theo VietQ.vn
- ▪Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về thực phẩm đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững
- ▪Cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, công cụ đánh giá việc sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp
- ▪Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về thực phẩm đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững
- ▪Định hướng phát triển hệ thống tiêu chuẩn phục vụ sản xuất thông minh
Bình luận
Nổi bật
Tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe của người lái xe
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22
(CL&CS)- Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ và việc khám sức khỏe đối với người lái xe.
Bộ Y tế đưa ra 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện từ 1/1/2025
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:29
(CL&CS) - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 35/2024/TT-BYT quy định Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện.
Đề xuất tiêu chuẩn dán nhãn cho các sản phẩm thực phẩm bổ sung có kích cỡ lớn
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 10:29
(CL&CS) - Cục Quản lý Dược phẩm và Thiết bị y tế Úc (TGA) đang đề xuất một tiêu chuẩn dán nhãn cho các sản phẩm thực phẩm bổ sung có kích thước lớn, nhằm cung cấp các thông tin chi tiết và tránh nguy cơ mắc nghẹn cho người tiêu dùng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.