Cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, công cụ đánh giá việc sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp
(CL&CS)- Thiếu hệ thống tiêu chuẩn, công cụ đánh giá việc sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp. Chưa có chính sách riêng để thu hút các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia đầu tư xử lý, sử dụng phế phụ phẩm
Theo đánh giá của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) thì 80% rơm rạ thu gom được đưa ra sản xuất nấm rơm. 100% rơm rạ sau trồng nấm được cơ sở đưa ra sản xuất phân hữu cơ phục vụ cho các hộ trồng lúa và cây ăn quả. Mô hình sử dụng rơm sản xuất nấm và sản xuất phân hữu cơ để bón cho cây ăn quả vừa được Ipsard khảo sát tại Đồng Tháp cho thấy đã mang lại hiệu quả kép bởi không chỉ giúp tạo ra các sản phẩm mới mà còn giúp giảm ô nhiễm môi trường từ việc đốt rơm rạ.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, một mô hình khác đó là sản xuất phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi gà trang trại của Công ty TNHH Một thành viên Trịnh Đăng Khôi (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) cũng là một ví dụ. Với quy mô sản xuất khoảng 150.000 con gà để trứng, ước lượng chất thải rắn (phân gà) khoảng 50 - 60 tấn/ngày. Phân gà được lên men ủ tự nhiên với nhiệt độ của phân ủ lên men 70 - 80oC. Hệ thống đảo phân hiện đại và dây truyền đóng gói phân bón. Phân hữu cơ từ phân gà chứa nhiều dưỡng chất hữu ích cho cây, giúp làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất, giảm mặn, giảm chua và giữ ẩm tốt. Giá bán phân hữu cơ cũng rất cạnh tranh, chỉ khoảng 3.000 đồng/kg, rẻ hơn so với các loại phân khác trên thị trường.
Trong lĩnh vực thủy sản, mô hình sản xuất phụ phẩm từ cá tra như đầu cá, vây cá, da cá, bụng cá để chế biến các sản phẩm như bột cá và dầu cá xuất khẩu của Công ty TNHH Marine Funtional (MFC) (TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) đã mang lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp. Với sản lượng hàng năm khoảng 1.820 tấn bột cá và 2.350 tấn dầu cá. Cùng với công nghệ và dây chuyển sản xuất của châu Âu, các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm cá tra của công ty có thể khống chế độ đạm như yêu cầu của đơn vị đối tác nên hiệu quả kinh tế mang lại lớn.
Theo báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, tổng sản lượng phụ phẩm trong nông nghiệp của Việt Nam mỗi năm khoảng 156,8 triệu tấn, trong đó, chiếm nhiều nhất là trồng trọt (88,9 triệu tấn); chăn nuôi (61,4 triệu tấn); lâm nghiệp (5,5 triệu tấn); thủy sản (1 triệu tấn). Có thể thấy, tiềm năng phế phụ phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, việc tận dụng các phế phụ phẩm trong nông nghiệp để phát triển kinh tế tuần hoàn còn hết sức khiêm tốn.
Trong lĩnh vực trồng trọt, 45% rơm rạ sau khi thu hoạch lúa sẽ bị đốt tại ruộng, chỉ khoảng 29% sử dụng làm thức ăn cho gia súc, 5% đưa vào ủ phân,… Tỷ lệ được thu gom phế phụ phẩm trong thủy sản chiếm con số cao nhất, trong đó, lượng phụ phẩm chế biến tôm ước đạt khoảng 35 - 45%; còn chế biến phi lê cá tra là 60 - 70%.
Theo ông Vũ Huy Phúc - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (thuộc Ipsard) việc chuyển từ tiềm năng thành giá trị kinh tế cho người nông dân còn nhiều khó khăn. Cụ thể, quy hoạch vùng nguyên liệu, vùng sản xuất tập trung chưa thống nhất, dẫn đến các mô hình sử dụng phụ phẩm hiện tại vẫn phân tán, nhỏ, tự phát chưa đồng bộ nên khó triển khai trên diện rộng.
Bên cạnh đó, chưa xây dựng được quy trình thu gom, bảo quản chế biến phụ phẩm nông nghiệp. Thiếu các tài liệu hướng dẫn về thu gom, xử lý đối với từng loại phụ phẩm. Thiếu các quy định, tiêu chuẩn về công nhận sản phẩm chế biến từ phế phụ phẩm. Thiếu hệ thống thống kê về dữ liệu, đánh giá về trữ lượng, chủng loại phụ phẩm nông nghiệp nên chưa đánh giá được hết về tiềm năng của phế phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam.
Việc thu hút đầu tư vào sử dụng nguyên liệu phế phụ phẩm nông nghiệp để phát triển kinh tế tuần hoàn cũng được đặt ra. Tuy nhiên, theo ông Lê Vũ Ngọc Kiên – Phó Phòng thông tin truyền thông - Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn, hiện vẫn còn nhiều rào cản trong việc này. Theo đó, chưa có khung pháp lý về tái chế phế phụ phẩm nông nghiệp và thực hiện nông nghiệp tuần hoàn. Chưa kết nối kết nối được các mô hình sử dụng phụ phẩm với chuỗi giá trị nông sản. Thiếu hệ thống tiêu chuẩn, công cụ đánh giá việc sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp. Chưa có chính sách riêng để thu hút các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia đầu tư xử lý, sử dụng phế phụ phẩm.
Theo các chuyên gia, phế phụ phẩm trong nông nghiệp nông thôn thủy sản được coi là tài nguyên. Xử lý, chế biến phế, phụ phẩm trong nông, lâm, thủy sản là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Thu hút đầu tư vào xử lý, chế biến phế phụ phẩm trong nông, lâm, thủy sản phù hợp để phù với định hướng phát triển của Việt Nam. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, cơ chế hợp tác liên vùng, liên ngành, liên dự án. Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu về pháp luật hiện hành. Tận dụng hiệu quả phế phụ phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản.
Nhiệm vụ đặt ra là thu hút tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư chế biến phế phụ phẩm trong nông, lâm, thủy sản, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững giải đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Trong đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp nhằm phấn đấu tỷ lệ phế phụ phẩm của các ngành trồng trọt 90%, chăn nuôi 95%, lâm nghiệp 70%, thủy sản 100% khâu chế biến và 50% khâu sản xuất; thu hút được 30 dự án xử lý, chế biến phế phụ phẩm từ hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản; thu hút và xây dựng được 15 mô hình kinh tế tuần hoàn của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp.
Để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế chính sách, cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, kỹ thuật sản phẩm chế biến từ phế, phụ phẩm. Đồng thời, xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật theo ngành hàng. Rà soát, hoàn thiện chính sách bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, chính sách. Miễn giảm tiền thuê đất cho các dự án đầu tư chế biến phế phụ phẩm nông nghiệp....
Trung Kiên
Bình luận
Nổi bật
TCVN 8400-57:2024 về bệnh viêm đa xoang ở lợn
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:42
(CL&CS) - Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Glaesserella parasuis gây ra ở lợn mang tới nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi do đó việc chẩn đoán sớm bệnh theo hướng dẫn tại TCVN 8400-57:2024 sẽ hạn chế tối đa sự lây nhiễm.
Tăng cường hoạt động tiêu chuẩn hóa cấp quốc gia và khu vực
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:05
(CL&CS)- Chiều ngày 20/11, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia đã có buổi làm việc với đoàn đại biểu Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO).
Trung Quốc ban hành tiêu chuẩn an toàn đối với xe đạp điện
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:51
(CL&CS) - Nhằm hướng đến sự an toàn đối với người tham gia giao thông và sản phẩm, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã công bố dự thảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật đối với xe đạp điện.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.