Thứ ba, 28/06/2022, 17:47 PM

Việt Nam thu hút hơn 14 tỷ USD vốn FDI nửa đầu năm 2022

(CL&CS) - Tính đến ngày 20/6, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam trên 14 tỷ USD, bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính đến ngày 20/6, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam trên 14 tỷ USD, bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính đến ngày 20/6, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam trên 14 tỷ USD, bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo số liệu mới công bố từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/6, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 14,03 tỷ USD, giảm 8,9% so với cùng kỳ 2021.

Cụ thể, có 752 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt trên 4,94 tỷ USD, giảm 48,2% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn điều chỉnh, có 487 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 6,82 tỷ USD, tăng 65,6% so với cùng kỳ.

Góp vốn mua cổ phần có 1.707 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, tổng giá trị vốn góp đạt trên 2,27 tỷ USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 8,84 tỷ USD, chiếm gần 63% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,15 tỷ USD, chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Về đối tác, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,1 tỷ USD, chiếm 29,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 26,6% so với cùng kỳ năm 2021; Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 2,66 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư, tăng 29,6% so với cùng kỳ. Với dự án Lego có tổng vốn đầu tư trên 1,3 tỷ USD, Đan Mạch tiếp tục đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần trên 1,32 tỷ USD, chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông.

Bình Dương dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,53 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 98,2% so với cùng kỳ năm 2021. TP.HCM vượt lên đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 2,2 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng vốn, tăng 55,2% so với cùng kỳ. Bắc Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,63 tỷ USD, chiếm 11,7% tổng vốn và tăng gấp hơn 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tiếp theo lần lượt là Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội…

Nếu xét về số dự án mới, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP.HCM, Hà Nội. Trong đó, TP.HCM dẫn đầu về số dự án mới (40,4%), số lượt góp vốn mua cổ phần (68,3%) và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (14%).

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Phú Thọ: Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng trong doanh nghiệp

Phú Thọ: Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng trong doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 09:43

(CL&CS) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ cho biết, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh đã luôn hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các công cụ cải tiến nhằm nâng cao năng suất chất lượng.

Công cụ cải tiến quản lý trực quan giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất

Công cụ cải tiến quản lý trực quan giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 09:43

(CL&CS) - Quản lý trực quan là công cụ sử dụng hình ảnh để giúp mọi vấn đề tại nơi sản xuất được hiển thị một cách trực quan. Mục tiêu của Quản lý trực quan là dễ dàng phát hiện những vấn đề có thể xảy ra tại nơi sản xuất chỉ bằng quan sát, từ đó là cơ sở nâng cao năng suất, đồng thời nâng cao ý thức và sự hài lòng với công việc của người lao động.

Ứng dụng hệ thống sấy để nâng cao chất lượng hàng hóa tại Cà Mau

Ứng dụng hệ thống sấy để nâng cao chất lượng hàng hóa tại Cà Mau

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 15:03

(CL&CS)- Ứng dụng hệ thống sấy (nhà sấy) sản phẩm thủy sản bằng năng lượng mặt trời kết hợp điện năng để nâng cao chất lượng hàng hóa tại tỉnh Cà Mau.