Thứ hai, 22/07/2024, 16:41 PM

Việt Nam 'bỏ túi' hơn 8 tỷ USD nhờ ngành gỗ, Mỹ thông báo 'tin vui' quan trọng

Ngành gỗ có không ít thuận lợi và cả khó khăn trong năm nay.

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), tính đến ngày 15/7/2024, trị giá sản phẩm gỗ và xuất khẩu gỗ của Việt Nam lên đến 8,1 tỷ USD. Theo đó, hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ở Việt Nam có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhờ nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu. Trong đó, Mỹ là thị trường mà Việt Nam xuất khẩu gỗ nhiều nhất, đạt 4,1 tỷ USD. Tiếp theo đó, Trung Quốc (1,05 tỷ USD), Nhật Bản (796,8 triệu USD), Hàn Quốc (389,2 triệu USD)... cũng là những thị trường Việt Nam xuất khẩu gỗ mạnh mẽ.

Tính tới giữa tháng 7, ngành gỗ Việt Nam có không ít thành tựu. Ảnh: Internet

Tính tới giữa tháng 7, ngành gỗ Việt Nam có không ít thành tựu. Ảnh: Internet

Không chỉ có giá trị xuất khẩu lớn, ngành gỗ Việt Nam còn đón nhận tin vui từ thị trường Mỹ. Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã đưa ra kết luận về vụ việc điều tra phạm vi sản phẩm và chống lẩn tránh đối với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, nếu sản phẩm tủ gỗ Việt Nam không nằm trong 3 trường hợp đặc biệt thì không phải nộp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp khi xuất khẩu qua Mỹ.

Những doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ở Việt Nam cần điền mẫu tờ khai tự xác nhận dành cho nhà xuất khẩu, đồng thời cung cấp bản sao và các tài liệu chứng minh cho nhà nhập khẩu tại Mỹ. Những nhà nhập khẩu cũng phải hoàn thành mẫu tờ khai tự xác nhận trước ngày hàng hóa được vận chuyển.

Dù nhận tin vui từ thị trường Mỹ nhưng ngành gỗ Việt Nam vẫn đối mặt với một số thách thức. Ảnh: Internet

Dù nhận tin vui từ thị trường Mỹ nhưng ngành gỗ Việt Nam vẫn đối mặt với một số thách thức. Ảnh: Internet

Trong vòng 5 năm, các doanh nghiệp cũng cần lưu lại các hồ sơ, chứng từ để phục vụ cho việc thẩm tra nếu cần thiết. Điều này đảm bảo không có những sự cố phát sinh trong thời gian 5 năm kể từ ngày lô hàng gỗ được xuất khẩu. Nửa đầu năm, ngành gỗ Việt Nam có không ít thành tựu đáng nể. Tuy nhiên, trong nửa cuối năm nay, hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn gặp không ít thách thức như giá cước vận tải tăng cao, áp lực về điều tra phòng vệ thương mại...

Như Ý

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.