Thứ hai, 12/10/2020, 08:12 AM

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

(CL&CS) - Thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, sau khi bão số 6 đi vào đất liền và suy yếu, đã xuất hiện tiếp một áp thấp nhiệt đới trên biển Đông.

Dự báo áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão. Vùng nguy hiểm do áp thấp nhiệt đới sau mạnh lên thành bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 15,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; từ 112,5 đến 119,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 01 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão ở khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 109,7 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Nam của đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào vùng biển phía Nam của vịnh Bắc bộ.

dbqg_xtnd_20201012_0230

Để kịp thời ứng phó với tình hình mưa lũ do áp thấp nhiệt đới gây ra, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 23/CĐ-TW gửi đến các đơn vị liên quan chỉ đạo khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó.

Theo đó công điện nêu, các đơn vị theo dõi và thông báo cho các chủ phương tiện hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt để họ chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân và khách du lịch ven biển, các đảo, trên các lồng bè và khu vực nuôi trồng thủy, hải sản.

Các tỉnh Bắc bộ rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ đập, đặc biệt là các công trình đang thi công hoặc bị hư hỏng, xuống cấp. Chủ động phương án vận hành các hồ chứa thủy điện, thủy lợi, đảm bảo an toàn công trình và hạ du.

Chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất, cây trồng, vật nuôi. Sẵn sàng phương án tiêu thoát nước tại các khu vực trũng thấp, các khu đô thị, khu dân cư tập trung đề phòng xảy ra ngập lụt khi có mưa lớn.

Đối với các tỉnh khu vực Trung bộ tiếp tục nghiêm túc thực hiện Công điện số 1372/CĐ-TTg ngày 08/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Bài liên quan

Bình luận

Nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp

sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 14:23

(CL&CS) - Sáng 24.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì phiên họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Đề án rà soát, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và dự thảo Báo cáo về công tác hoàn thiện thể chế phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đây là phiên họp thứ hai của Đảng ủy Quốc hội về nội dung này, sau phiên họp đầu tiên vào ngày 17.3.2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hỗ trợ tối đa phát triển lĩnh vực dữ liệu, để Việt Nam sớm trở thành quốc gia số

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hỗ trợ tối đa phát triển lĩnh vực dữ liệu, để Việt Nam sớm trở thành quốc gia số

sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 08:12

Ngày 22.3, tại Hà Nội, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia đã chính thức ra mắt và tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ I (2025-2030).

Ra mắt Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia

Ra mắt Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia

sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 08:02

Ngày 22/3, Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia chính thức ra mắt và tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025–2030. Đại tướng Lương Tam Quang giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia .