Thứ tư, 30/08/2023, 14:33 PM

UNESCO lên tiếng việc Thái Bình thu hẹp Khu bảo tồn Tiền Hải

Trưởng đại diện của UNESCO bày tỏ việc thu hẹp khu bảo tồn Tiền Hải có thể tác động đến Khu sinh quyển đồng bằng sông Hồng đã được UNESCO công nhận.

Những ngày gần đây, truyền thông xôn xao việc UBND tỉnh Thái Bình ra quyết định số 731 thu hẹp diện tích của khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải từ 12.500 ha xuống còn 1.320 ha.

Tỉnh Thái Bình đưa ra căn cứ, trong đó có Quyết định 1486/2019 do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lúc ấy ký phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch này, Khu kinh tế Thái Bình có quy mô trên 30.583 ha, gồm 30 xã, một thị trấn của hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy, bao gồm cả Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.

f5eaa062-2c4c-4dd4-b42c-36063e0b0b93

Ảnh: Người đô thị.

Liên quan đến vấn đề này, ông Michael Croft, Trưởng Đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) tại Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Việt Nam cung cấp thông tin liên quan đến việc thu hẹp gần 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. UNESCO đề nghị Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam hỗ trợ các thông tin với cơ quan chức năng liên quan, gồm các báo cáo về việc điều chỉnh diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải từ 12.500ha xuống còn 1.320ha (trong đó 634 ha rừng ngập mặn và 688 ha rừng chưa có rừng) có chính xác không?

“Nếu báo cáo được xác nhận thì diện tích bị suy giảm ở Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải chồng lên ranh giới Khu dự trữ sinh quyển thế giới đồng bằng sông Hồng được UNESCO chỉ định công nhận trong hồ sơ đề cử Khu dự trữ sinh quyển trình UNESCO ở mức độ nào?”, văn bản của UNESCO nhấn mạnh.

Ông Michael khẳng định thêm, điều này có thể tác động đến Khu sinh quyển đồng bằng sông Hồng đã được UNESCO công nhận.

Năm 2004, UNESCO đã công nhận Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) Đất ngập nước Liên tỉnh Ven biển Đồng bằng Châu thổ sông Hồng (gọi tắt là Khu DTSQ châu thổ sông Hồng). Khu dự trữ sinh quyển này có tổng diện tích 137,261ha, gồm vùng lõi (14.842ha), vùng đệm (36.951ha), vùng chuyển tiếp (85.468 ha) kéo dài từ trên địa bàn 6 huyện (Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Tiền Hải, Thái Thụy và Kim Sơn) thuộc 3 tỉnh Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình.

Trong đó vùng lõi của Khu DTSQ gồm Vườn Quốc gia Xuân Thủy và Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.

Quyết định của UBND tỉnh Thái Bình khiến các chuyên gia lo ngại, Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng có thể bị UNESCO rút danh hiệu.

Trao đổi với báo chí, đại diện Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) nhấn mạnh, việc thu hẹp tới 90% Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải cần hết sức thận trọng, tuân thủ luật pháp Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, không đánh đổi thiên nhiên lấy phát triển kinh tế.

Bình luận

Nổi bật

Đường vành đai 1.500 tỷ đồng chính thức 'cán đích' sau 6 năm ròng rã 'vượt khó'

Đường vành đai 1.500 tỷ đồng chính thức 'cán đích' sau 6 năm ròng rã 'vượt khó'

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:05

Tuyến đường Vành đai phía Tây Đà Nẵng dài gần 20km vượt qua nhiều khó khăn, vướng mắc trong 6 năm nay đến ngày thông xe chính thức.

Thủ tướng chỉ đạo 'gỡ khó' cao tốc 44.700 tỷ kết nối siêu cảng 'án ngữ' cửa ngõ ĐBSCL

Thủ tướng chỉ đạo 'gỡ khó' cao tốc 44.700 tỷ kết nối siêu cảng 'án ngữ' cửa ngõ ĐBSCL

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:04

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây đã có chỉ đạo "gỡ khó", tìm nguồn cát cho dự án cao tốc 44.700 tỷ nối siêu cảng 50.000 tỷ "án ngữ" tại cửa ngỡ Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

Không phải Nhật Bản, đây chính là diện mạo của depot Long Bình - 'khối óc' của tuyến Metro số 1 TP. HCM

Không phải Nhật Bản, đây chính là diện mạo của depot Long Bình - 'khối óc' của tuyến Metro số 1 TP. HCM

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 19:49

Những hình ảnh của Depot Long Bình cho thấy sự thay đổi của hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông công cộng của TP. HCM khi tuyến Metro số 1 được đưa vào vận hành.