Trước năm 2030, TP giàu nhất Việt Nam sẽ có tuyến đường sắt nhẹ hơn 80.000 tỷ nối thẳng đến sân bay lớn nhất cả nước
Dự án này sẽ kết nối ga cuối của tuyến đường sắt Bắc - Nam với sân bay 16 tỷ USD của Việt Nam.
Dự kiến hoàn thành trước 2030
Tại cuộc họp báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của TP.HCM thường kỳ tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2024, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, đã cập nhật tiến độ của một số dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố.
Ông Lâm cho biết, dự án xây dựng tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành đã được quy hoạch từ lâu. Đây là tuyến kết nối ga Thủ Thiêm với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai, và thuộc trách nhiệm đầu tư của Bộ Giao thông Vận tải. Hiện nay, Bộ đang tiến hành nghiên cứu, làm việc với các nhà đầu tư, và có thể triển khai theo hình thức đối tác công - tư (PPP) hoặc vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Ông Lâm bổ sung thêm, theo thông tin mới nhất từ Bộ Giao thông Vận tải, trong năm 2024, dự án sẽ được thông qua chủ trương đầu tư với chiều dài khoảng 36 km và tổng mức đầu tư ước tính khoảng 3,4 tỷ USD (tương đương khoảng 81.600 tỷ đồng). Dự án dự kiến sẽ hoàn thành trước năm 2030.
Theo kế hoạch, tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành có điểm đầu là ga Thủ Thiêm (phường An Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM) và điểm cuối tại sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai). Tuyến đường sắt này phần lớn sẽ chạy song song với cao tốc TP.HCM - Long Thành, với đoạn qua địa phận TP.HCM dài khoảng 11,8 km.
Dự kiến, tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành sẽ có 20 ga, trong đó có một ga nằm tại sân bay Long Thành. Depot sẽ được đặt ở phía đông sân bay, thuộc xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
Đáng chú ý, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM). Như vậy, sau khi dừng tại ga Thủ Thiêm, hành khách của tuyến đường sắt tốc độ cao có thể chuyển tiếp sang tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành để đến sân bay lớn nhất Việt Nam.
Hiện nay, giai đoạn đầu tiên của dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được triển khai, đồng thời với việc thực hiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành.
Để đảm bảo việc xây dựng các hạng mục của Cảng hàng không quốc tế Long Thành phù hợp với kế hoạch mở ga đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt, TEDI và ACV kiểm tra lại không gian và kích thước cấu trúc, nhằm đảm bảo đủ chỗ cho việc bố trí ga đường sắt và kết nối thuận tiện với nhà ga hành khách cùng các công trình khác tại cảng hàng không.
Tạo bước độ phát mới về mọi mặt cho cả vùng Đông Nam Bộ
Việc kết nối ga Thủ Thiêm của tuyến đường sắt tốc độ cao với tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và sân bay Long Thành mang lại nhiều lợi ích quan trọng về kinh tế, giao thông và phát triển đô thị, không chỉ cho TP.HCM mà còn cho toàn vùng Đông Nam Bộ.
Sự kết nối này tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển giữa trung tâm TP.HCM và sân bay quốc tế Long Thành, giúp rút ngắn thời gian đi lại, giảm tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường bộ hiện hữu, đặc biệt là trên cao tốc TP.HCM - Long Thành.
Hành khách có thể dễ dàng tiếp cận sân bay Long Thành từ trung tâm thành phố cũng như từ các tỉnh thành khác thông qua hệ thống đường sắt tốc độ cao và tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, tạo nên một mạng lưới giao thông hiện đại và đồng bộ.
Trong tương lai, sân bay quốc tế Long Thành được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm hàng không lớn, phục vụ hàng triệu lượt khách mỗi năm. Việc kết nối trực tiếp bằng đường sắt sẽ góp phần thu hút khách du lịch và nhà đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh vực dịch vụ, thương mại và du lịch.
Khi ga Thủ Thiêm được kết nối với sân bay Long Thành qua các tuyến đường sắt, khả năng tiếp cận sân bay sẽ trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn, giúp sân bay phát huy tối đa công suất, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của hành khách và việc vận chuyển hàng hóa.
Tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành cũng góp phần giảm thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa giữa khu vực cảng và sân bay, hỗ trợ hoạt động logistics, qua đó nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
TP.HCM hiện là địa phương có dân số đông nhất cả nước, với hơn 9,3 triệu người, chiếm gần 10% tổng dân số cả nước. Một số quận, huyện của thành phố có mật độ dân cư cao, gấp đôi so với các tỉnh có dân số thấp.
Việc xây dựng tuyến đường này sẽ kết nối các khu đô thị vệ tinh, như khu đô thị Thủ Thiêm và khu đô thị mới Long Thành, với sân bay Long Thành, giúp giảm áp lực cho trung tâm TP.HCM thông qua việc phân bổ dân cư và nguồn lực đến các khu vực lân cận.
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông cũng thúc đẩy hình thành các khu đô thị hiện đại, thông minh quanh tuyến đường sắt và sân bay, mang lại không gian sống tiện nghi và phát triển bền vững cho người dân.
Với hệ thống đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị kết nối sân bay Long Thành, nhu cầu sử dụng ô tô cá nhân và xe buýt sẽ giảm, góp phần giảm ùn tắc giao thông và hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường, như ô nhiễm không khí và tiếng ồn.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê và chỉ số GDP bình quân đầu người, năm 2023, TP.HCM đứng thứ hai cả nước về GDP bình quân đầu người, chỉ sau Bình Dương, và đứng đầu trong các thành phố trực thuộc Trung ương, với mức 107 triệu đồng/người/năm. Dự án Sân bay Long Thành có tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD, được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 có vốn đầu tư 5,45 tỷ USD, với công suất dự kiến 25 triệu lượt khách mỗi năm, dự kiến đưa vào khai thác vào năm 2026. Giai đoạn 2 sẽ triển khai từ năm 2028 đến 2032, nâng công suất lên 50 triệu lượt khách/năm. Giai đoạn 3, sau năm 2035, sẽ đưa công suất sân bay lên 100 triệu lượt khách mỗi năm, biến Long Thành trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam. |
Thùy Dung
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.