Thứ năm, 16/09/2021, 08:17 AM

TP.HCM: Loại công trình được phép xây dựng trong thời gian tới

(CL&CS) - Đây là dự thảo tiêu chí phân loại công trình được phép xây dựng ở khu vực đạt mức bình thường mới và các khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, nguy cơ vừa được Sở Xây dựng gởi Sở Y tế TP.HCM.

Mới đây, Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản gửi Sở Y tế Thành phố về dự thảo tiêu chí phân loại công trình được phép xây dựng ở khu vực đạt mức bình thường mới và các khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, nguy cơ.

Tại các khu vực nguy cơ, nguy cơ cao, nguy cơ rất cao, tất cả công trình xây dụng phải tạm dừng các hoạt động thi công

Tại các khu vực nguy cơ, nguy cơ cao, nguy cơ rất cao, tất cả công trình xây dụng phải tạm dừng các hoạt động thi công

Dự kiến quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ là các khu vực đạt mức bình thường mới, các công trình được phép xây dựng gồm:

Thứ nhất: Công trình xây dựng phục vụ công tác phòng chống dịch.

Thứ hai: Công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm của thành phố theo quyết định của cấp có thẩm quyền, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp theo quy định của pháp luật về xây dựng, công trình phục vụ quốc phòng - an ninh đã triển khai thi công xây dựng.

Thứ ba: Công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình cung cấp cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật ở ngoài đô thị, cách xa điểm dân cư tập trung.

Thứ tư: Công trình xây dựng sắp hoàn thành khi đưa vào sử dụng có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội (khối lượng xây dựng đã trên 80%), công trình đang thi công xây dựng bắt buộc phải tiếp tục triển khai để đảm bảo kỹ thuật công trình, an toàn tính mạng cộng đồng hoặc ảnh hưởng, gây mất an toàn cho công trình liền kề.

Thứ năm: Công trình xây dựng trong khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, công trình sửa chữa, cải tạo nhà xưởng, thiết bị trong phạm vi mặt bằng của doanh nghiệp.

Còn đối với các khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, nguy cơ thì tất cả công trình xây dụng phải tạm dừng các hoạt động thi công xây dựng tại công trình, trừ các công trình xây dựng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh và công trình xây dựng khẩn cấp theo yêu cầu của thành phố.

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, điều kiện an toàn để công trình tiếp tục thi công xây dựng là toàn bộ lao động trực tiếp tại công trình xây dựng được phép hoạt động phải có “thẻ xanh COVID - người đã tiêm 2 mũi vaccine”. Các đơn vị tham gia hoạt động trực tiếp tại công trình phải cam kết sử dụng 100% nhân công đã được cấp thẻ xanh COVID. Thẻ xanh COVID (người đã tiêm hai mũi vaccine) là chứng nhận điện tử do Sở TTTT TP.HCM xây dựng dưới dạng mã QR.

Ngoài ra, trước khi triển khai các hoạt động tại công trình, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng lập phương án phòng, chống dịch tại công trình gửi UBND cấp phường, xã nơi có công trình xây dựng.

Các công trình xây dựng được phép hoạt động phải thực hiện đúng theo hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường xây dựng, chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng và của chính quyền địa phương.

Chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động tại công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp để lây lan dịch bệnh tại công trình. Trường hợp các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng không đảm bảo các yêu cầu trên thì phải dừng hoạt dộng để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong công tác phòng, chống dịch.

Khánh Chi

Bình luận

Nổi bật

Đắk Lắk tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài trước 30/6

Đắk Lắk tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài trước 30/6

sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 11:24

Bằng các biện pháp, giải pháp, phương án cụ thể và khả thi, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Đắk Lắk tập trung giải quyết, xử lý dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài trước ngày 30/6.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 10:39

Sáng nay, 10/6, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.

Từ 1/6/2025, taxi phải lập hóa đơn điện tử ngay khi kết thúc chuyến đi

Từ 1/6/2025, taxi phải lập hóa đơn điện tử ngay khi kết thúc chuyến đi

sự kiện🞄Thứ bảy, 07/06/2025, 20:51

Theo quy định tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 01/6/2025, các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền bắt buộc phải lập hóa đơn điện tử ngay tại thời điểm kết thúc chuyến đi, đồng thời chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo quy định.