Thứ sáu, 15/01/2021, 08:14 AM

TP.HCM kiên quyết đảm bảo kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2021

(CL&CS) - Trong năm 2021, TP.HCM sẽ kiên trì triển khai các giải pháp để đảm bảo được kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công.

Từ đầu năm 2020 đến nay, TP.HCM đã tập trung triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công đạt từ 90% trở lên. Tuy nhiên, trên thực tế việc giải ngân rất khó khăn, khó đạt yêu cầu đề ra. Trước tình hình đó, TP.HCM tiếp tục tập trung, kiên trì triển khai các giải pháp để đảm bảo được kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2021. Theo UBND TP.HCM, tổng số vốn đầu tư công đã giải ngân tính đến hết ngày 31/12/2020 được Kho bạc Nhà nước thành phố xác nhận là gần 32.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách thành phố đã giải ngân gần 27.300 tỷ đồng, đạt 74,1% kế hoạch vốn đã giao; vốn ngân sách Trung ương đã giải ngân gần 4.700 tỷ đồng, đạt 57,2% kế hoạch đã giao.

Ga ngầm Bến Thành thuộc tuyến metro số 1

Ga ngầm Bến Thành thuộc tuyến metro số 1

Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) TP.HCM cho biết, kết quả giải ngân 12 tháng của niên độ ngân sách năm 2020 cao gấp 1,7 lần về giá trị tuyệt đối và cao hơn cả về tỷ lệ giải ngân so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ giải ngân đạt 18.540 tỷ đồng, tỷ lệ đạt 67,6%). Tuy nhiên, so với yêu cầu của Chính phủ, của lãnh đạo TP.HCM và bối cảnh hiện nay vẫn chưa đạt yêu cầu. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình triển khai và giải ngân vốn ODA chưa đảm bảo theo tiến độ, ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung của thành phố.

Trong 1 tháng còn lại của niên độ ngân sách năm 2020 (đến 31/1/2021), Sở KH&ĐT sẽ thường xuyên đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn, với mục tiêu tỷ lệ giải ngân cả năm 2020 đạt từ 90%, phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt từ 95% trở lên theo chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP.HCM.

Về kế hoạch thực hiện vốn đầu tư công năm 2021, UBND TP.HCM đã có quyết định giao cho các địa phương, chủ đầu tư chỉ tiêu kế hoạch đầu tư công năm 2021 từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và thành phố với tổng số vốn hơn 35.800 tỷ đồng; trong đó ngân sách thành phố gần 32.000 tỷ đồng. Tổng số vốn phân bổ cho gần 3.500 dự án; trong đó có gần 3.000 dự án là vốn thực hiện dự án chuyển tiếp.

Cũng theo bà Mai, để đảm bảo thực hiện hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2021, thành phố tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Cụ thể, đối với dự án đã hoàn thành, các chủ đầu tư, nhà thầu nâng cao trách nhiệm thực hiện quyết toán dự án đảm bảo thời gian, nội dung biểu mẫu theo quy định.

Đối với dự án có khả năng hoàn thành năm 2021, các chủ đầu tư tập trung hoàn thiện các hạng mục công trình, hoàn tất nghiệm thu, thanh toán và giải ngân vốn cho các nhà thầu; lập hồ sơ, thanh toán ngay với Kho bạc Nhà nước thành phố khi có khối lượng nghiệm thu, không để dồn thanh toán vào cuối năm và không gây nợ đọng xây dựng cơ bản.

Riêng dự án khởi công mới, các chủ đầu tư khẩn trương lập hồ sơ thiết kế và dự toán theo đúng quy định; phê duyệt và lựa chọn nhà thầu để sớm thi công dự án; phối hợp các ngành - các cấp đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đồng thời, tuân thủ nghiêm quy định của Luật Đấu thầu, đảm bảo đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đúng trình tự, thời gian quy định nhằm nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn.

Nhằm đảm bảo giải ngân vốn đầu tư công, thành phố cũng tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án có thu hồi đất nhằm đảm bảo thời gian thực hiện đúng như chủ trương đầu tư đã được phê duyệt; trong đó, tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 9/3/2020 của Chính phủ về việc, cho phép áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn thành phố.

Mặt khác, UBND các quận huyện chủ động lập kế hoạch, tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của từng dự án để đề xuất bố trí vốn phù hợp; không để xảy ra tình trạng dự án được bố trí vốn nhưng chậm thực hiện trình thẩm định, phê duyệt giá bồi thường dẫn đến chậm.

Theo bà Mai, Sở KH&ĐT sẽ tiếp tục đánh giá định kỳ hàng tháng, hàng quý tình hình thực hiện và tỷ lệ giải ngân của các cơ quan, đơn vị chủ đầu tư sử dụng vốn ngân sách thành phố; công khai danh sách các cơ quan, đơn vị giải ngân chậm để có các biện pháp, giải pháp xử lý kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách.

Ngoài ra, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nâng cao trách nhiệm của cơ quan chủ quản, người đứng đầu, chủ đầu tư dự án trong việc giải ngân, trường hợp tỷ lệ giải ngân tính đến hết năm kế hoạch 2021 đạt dưới 90% thì không xét thi đua hoàn thành nhiệm vụ cho người đứng đầu, chủ đầu tư dự án liên quan.

Chi Lê

Bình luận

Nổi bật

Áp dụng kỹ thuật số để thực thi Quy định chống phá rừng của EU trong ngành cà phê

Áp dụng kỹ thuật số để thực thi Quy định chống phá rừng của EU trong ngành cà phê

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:23

(CL&CS) – Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU, Quy định chống phá rừng của EU được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và áp dụng từ ngày 30/12/2024. Phạm vi hàng hóa sản xuất chịu áp dụng trong Quy định này gồm: gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành, gỗ và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng, chẳng hạn như da, sô cô la, lốp xe, hoặc đồ nội thất. Theo Quy định, bất kỳ nhà khai thác hoặc thương nhân nào đưa các mặt hàng này vào thị trường EU hoặc xuất khẩu từ thị trường này có khả năng phải chứng minh rằng các sản phẩm không có nguồn gốc từ đất rừng bị phá gần đây hoặc góp phần làm suy thoái rừng.

Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu đạt thỏa thuận về ghi nhãn rõ ràng hơn và cải thiện thành phần của mật ong, nước ép trái cây, mứt

Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu đạt thỏa thuận về ghi nhãn rõ ràng hơn và cải thiện thành phần của mật ong, nước ép trái cây, mứt

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:22

(CL&CS) - Ngày 31/1/2024, Nghị viện châu Âu và Hội đồng Châu Âu đạt được một thỏa thuận nhằm xem xét và củng cố các tiêu chuẩn tiếp thị hiện có áp dụng cho mật ong, nước ép trái cây, mứt và sữa. Chỉ thị được gọi là – Breakfast Directives – đặt ra các quy tắc chung về thành phần, tên bán, ghi nhãn và cách trình bày các sản phẩm này để đảm bảo chúng được di chuyển tự do trong thị trường EU và giúp người tiêu dùng đưa ra những lựa chọn sáng suốt.

Thủ tướng kiểm tra, động viên, thúc đẩy các dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra, động viên, thúc đẩy các dự án cao tốc trọng điểm

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 08:43

(CL&CS) - Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.