Dữ liệu cũ
Thứ năm, 27/08/2020, 09:02 AM

Bộ GTVT giải ngân vốn đầu tư công đạt tiến độ 51% kế hoạch

(CL&CS) - Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết tại Hội nghị giữa Bộ Tài chính với các bộ, ngành về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ 8 tháng đầu năm 2020.

Ngày 26/8, tại Hội nghị giữa Bộ Tài chính với các bộ, ngành về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ 8 tháng đầu năm 2020, ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, tỉ lệ giải ngân vốn ODA của các bộ đã có tiến bộ, ước thực hiện hết tháng 8/2020 là 3.742 tỷ đồng, đạt 21,64% dự toán được giao.

DA Đầu tư công
Bộ GTVT dự kiến đến hết tháng 8/2020, giải ngân đạt khoảng 51% kế hoạch vốn được giao

Với nỗ lực của các bộ ngành, tỉ lệ giải ngân cao hơn cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, nếu so với kết quả giải ngân vốn đầu tư trong nước (hiện là 40% kế hoạch) thì tỉ lệ giải ngân ODA thấp hơn. Ông Hà cũng cho biết, nếu các bộ, ngành không có giải pháp quyết liệt cùng với tiến độ giải ngân như vậy thì khó đạt mục tiêu.

Bộ Tài chính cho biết đã có 9 bộ ngành đề nghị trả lại vốn ODA (8 bộ đã có văn bản chính thức) với tổng vốn 3.700 tỷ đồng, chiếm 32% dự toán được giao. Ngoài Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trả hơn 1.800 tỷ đồng thì Bộ Tài Nguyên và Môi trường đề nghị điều chuyển 330,5/619,8 tỷ đồng dự toán vốn nước ngoài để chuyển cho các bộ, địa phương khác…

Theo thống kê của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) giải ngân đạt tiến độ nhanh nhất, dự kiến đến hết tháng 8/2020 đạt khoảng 51% kế hoạch vốn được giao; trong đó giải ngân vốn ODA đạt 41,7%.

Bộ GTVT có số vốn rất lớn cần giải ngân trong năm nay với số vốn lên đến hơn 21.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đại diện Bộ này vẫn cho rằng, so với kế hoạch thì nhận tỉ lệ giải ngân chưa đạt được như kỳ vọng. Nguyên nhân giải ngân vốn ODA chậm là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 tác động đến các chuyên gia nước ngoài tới hỗ trợ kỹ thuật thiết kế…, từ đó ảnh hưởng đấu thầu, giao thầu dự án chậm.

Còn Bộ NN&PTNT cũng cho biết, trong quá trình thực hiện có một số vướng mắc xảy ra như dịch COVID-19 khiến các thủ tục kỹ thuật triển khai đấu thầu chưa thực hiện được. Bên cạnh đó các dự án nông nghiệp chủ yếu là nhỏ, nằm rải rác ở các địa phương nên chậm hơn so với tiến độ dự án.

Một vướng mắc của rất nhiều bộ ngành là vấn đề chậm hoàn chứng từ đối với các khoản Chính phủ Việt Nam đã nhận nợ với nhà tài trợ nước ngoài. Qua các đợt làm việc, rà soát trực tiếp với các chủ dự án hai tháng vừa qua, Bộ Tài chính đã yêu cầu hoàn trả lại nhà tài trợ những khoản đã rút về tài khoản đặc biệt nhưng chưa sử dụng và chậm hoàn chứng từ trị giá xấp xỉ 190 tỷ đồng. 

Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác như: Chậm giải phóng mặt bằng, vướng mắc trong tái định cư, giải quyết tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu, các vướng mắc trong việc thực hiện các cơ chế chính sách mới cũng làm cho việc giải ngân đầu tư nguồn vốn vay nước ngoài bị chậm.

Tin, ảnh: Chi Lê

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.