Tiêu chuẩn xác định lượng chì có trong môi trường sống xunh quanh
(CL&CS) - Mới đây, Uỷ ban ASTM đã đề xuất tiêu chuẩn D8568 về phương pháp xác định lượng chì bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử lò than chì (GFAAS) có trong môi trường sống xunh quanh.
Một tiêu chuẩn mới được Uỷ ban chất lượng không khí (D22) thuộc ASTM chấp thuận sẽ được sử dụng để đánh giá và giúp ngăn ngừa việc con người tiếp xúc với các mối nguy hiểm do chì trong không khí. Phương pháp thử nghiệm mới (D8568) bao gồm việc xác định chì trong các hạt lơ lửng trong không khí trong môi trường thường xuyên có chì tồn tại (ví dụ như công trường), hay trong môi trường luôn có hạt bụi mịn, ví dụ như trong nhà thường vệ sinh bằng cách lau trùi hay sử dụng máy hút bụi cũng sẽ tồn tại các loại bụi này. Hoặc cũng có thể là mùi sơn mới và đất thu thập được trong và xung quanh các tòa nhà và các công trình liên quan bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử lò than chì (GFAAS).

D8568 - Tiêu chuẩn mới về phương pháp đánh giá lượng chì tồn tại trong môi trường sống
Theo thành viên của Uỷ ban ASTM, ông Kevin Ashley, đồng thời cũng là người sáng lập Công ty Ashley Analytical Associates cho biết: "GFAAS là một phương pháp hiệu quả để đo lượng chì tồn tại trong các loại môi trường. Tiêu chuẩn mới là một trong ba tiêu chuẩn đã bao gồm các phương pháp sử dụng phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (FAAS) và phổ phát xạ nguyên tử plasma cảm ứng (ICP-AES). Các tiêu chuẩn này đã thay thế một tiêu chuẩn đã bị thu hồi trước đó là E1613, bao gồm cả ba kỹ thuật".
Tiêu chuẩn mới có thể được sử dụng cho mục đích quản lý liên quan đến phơi nhiễm chì trong các mẫu sơn, bụi bề mặt, đất và khí dung được chiết xuất. Các phòng thí nghiệm thực hiện phân tích chì trong các mẫu môi trường sẽ có thể sử dụng D8568 nhằm mục đích đưa ra kết luận chung và dựa vào tiêu chuẩn này có thể đưa ra các tiêu chí đánh giá về mật độ chì có trong môi trường.
Nỗ lực này liên quan trực tiếp đến Mục tiêu Phát triển Bền vững số 3 của Liên Hợp quốc về sức khỏe và hạnh phúc. Ashley cho biết: “Tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn khác do ASTM xây dựng dựa trên việc lấy mẫu và phân tích chì để đánh giá rủi ro và phơi nhiễm (D22.12) có tác dụng trực tiếp trong việc ngăn ngừa phơi nhiễm chì quá mức trong môi trường”.
Theo VietQ.vn
- ▪Việt Nam sở hữu loại 'rễ cây' quý nhất thế giới, chỉ có ở 2 tỉnh duy nhất: Đợi 10 năm cây mới trưởng thành, là 'thần dược' cho sức khỏe
- ▪QCVN 15:2023 về yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
- ▪Viện Chất lượng ISSQ và Hội đồng Môi trường Singapore ký kết biên bản hợp tác
- ▪Chuyển đổi chăn nuôi để năng suất cao hơn, môi trường xanh sạch hơn
Bình luận
Nổi bật
TCVN 14290-5:2024 cải tạo rừng tự nhiên trên cạn để hạn chế xói mòn, lũ lụt
sự kiện🞄Thứ sáu, 25/04/2025, 15:28
(CL&CS) - Việc cải tạo rừng tự nhiên trên cạn mang ý nghĩa quan trọng giúp chống xói mòn đất, lũ lụt...nhưng nên tuân theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14290-5:2024.
TCVN 14163: 2024 về phân loại thiết bị khai thác thủy sản
sự kiện🞄Thứ năm, 24/04/2025, 13:20
(CL&CS) - Đánh bắt thủy sản là một nghề mang lại nhiều giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên để việc khai thác đạt hiệu quả, phù hợp với từng loại hải sản khác nhau thì việc phân loại các thiết bị khai thác nên tuân theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14163: 2024.
Tiêu chuẩn SA 8000 nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
sự kiện🞄Thứ tư, 23/04/2025, 13:58
(CL&CS) - Tiêu chuẩn SA 8000 giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại. Khi doanh nghiệp đã có chứng nhận SA 8000 thì đây chính là cơ sở để nâng cao hình ảnh và uy tín của công ty, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.