Thứ ba, 25/03/2025, 09:59 AM

Tiêu chuẩn hỗ trợ thương mại và thích ứng với biến đổi khí hậu

(CL&CS)- Vừa qua, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia phối hợp với Tổ chức Tiêu chuẩn và Thử nghiệm của Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo liên quan đến Tiêu chuẩn hỗ trợ thương mại và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trần Hậu Ngọc - Phó Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) Quốc gia cho biết, tiêu chuẩn đóng vai trò thiết yếu trong nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thuận lợi thương mại và giảm rào cản kỹ thuật. Việc hài hòa tiêu chuẩn giữa các quốc gia không chỉ giúp doanh nghiệp hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu mà còn thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ xanh, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và nâng cao hiệu suất năng lượng.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối diện với những thách thức ngày càng phức tạp do biến đổi khí hậu và các yêu cầu mới về phát triển xanh, việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn không chỉ giúp thúc đẩy thương mại mà còn góp phần định hướng mô hình sản xuất, tiêu dùng bền vững. Đặc biệt, tiêu chuẩn về giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng tái tạo, mô hình sản xuất bền vững và quy trình chứng nhận sản phẩm xanh đang trở thành xu hướng tất yếu, hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với yêu cầu mới của thị trường, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu lên nền kinh tế và xã hội.

1(875)

Ông Trần Hậu Ngọc - Phó Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia 

Trong khuôn khổ hợp tác song phương, Ủy ban TCĐLCL Quốc gia và Tổ chức Tiêu chuẩn và Thử nghiệm của Hoa Kỳ (UL) đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa. Đây là bước tiến quan trọng, đánh dấu sự đồng hành của hai tổ chức trong xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế và thương mại.

Cũng theo Phó Chủ tịch Ủy ban, thời gian qua, hai bên đã tích cực phối hợp triển khai thành công nhiều hoạt động hội nghị, hội thảo trong các lĩnh vực then chốt, góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hội thảo ngày hôm nay chính là minh chứng rõ nét cho mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa hai bên.

“Chúng tôi tin tưởng rằng, với nền tảng hợp tác vững chắc đã được thiết lập, trong thời gian tới, mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, mang lại nhiều giá trị thiết thực không chỉ cho hai tổ chức mà còn cho cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan quản lý và toàn xã hội. Việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa sẽ góp phần quan trọng trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực kỹ thuật, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với các yêu cầu quốc tế và góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững”, Phó Chủ tịch Trần Hậu Ngọc nhấn mạnh.

Hội thảo hướng đến thảo luận về vai trò của tiêu chuẩn trong hỗ trợ thương mại quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững trong khuôn khổ Hiệp định Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại (TBT) của WTO. Sự kiện này không chỉ là nơi trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm mà còn thể hiện sự cam kết của các bên trong việc thúc đẩy thương mại công bằng, minh bạch và bền vững thông qua tiêu chuẩn hóa.

Trong khuôn khổ Hội thảo, bà Sonya Bird - Phó Chủ tịch Tiêu chuẩn và Cam kết thuộc Tổ chức Tiêu chuẩn và Thử nghiệm của Hoa Kỳ (ULSE) chia sẻ, hiện nay chúng ta đang đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng khi tần suất thời tiết cực đoan như bão, cháy rừng… đòi hỏi cơ sở hạ tầng cần xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế để có thể tăng cường khả năng chống chịu và bảo vệ tính mạng con người.

2(714)

Bà Sonya Bird – Phó Chủ tịch ULSE chia sẻ tại hội thảo.

Đồng thời, quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế carbon thấp, không carbon đòi hỏi chúng ta tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thành nguồn năng lượng an toàn và sạch hơn nhưng vẫn đáp ứng tiêu chuẩn an toàn. Điều đó đòi hỏi chuỗi cung ứng của chúng ta cần đáp ứng với sự thay đổi trong chính sách, quy định.

Cũng theo bà Sonya Bird, các tiêu chuẩn là công cụ mạnh mẽ để chúng ta thích ứng và là khuôn khổ để từ đó có thể tăng cường sự an toàn, độ tin cậy và khả năng tiếp cận thị trường, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để thị trường có thể thay đổi sang các thực hành an toàn hơn.

Việc hài hòa hóa và công nhận các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế giúp tháo gỡ rào cản về mặt kỹ thuật trong hoạt động thương mại. Đó là lý do nó có thể là thực hành tốt để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn và phát triển bền vững, hội nhập với thị trường quốc tế. Khi chúng ta tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này có thể thu hút đầu tư vào công nghệ, đồng thời triển khai nhanh các biện pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu.

ảnh 3 (1)

Toàn cảnh hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã tham luận liên quan đến vấn đề: Công trình tòa nhà và Biến đổi khí hậu: Khả năng chống chịu và giảm phát thải carbon; Đảm bảo hài hòa tiêu chuẩn và các quy chuẩn kỹ thuật hỗ trợ thương mại quốc tế nhằm thúc đẩy tính an toàn, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường; Hoạt động tiêu chuẩn hóa tại Việt Nam hỗ trợ thương mại quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu; Tiêu chuẩn hóa tại Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC); Tầm quan trọng của phát thải carbon trong ngành xây dựng: Đo lường, tính toán và công bố thông tin; Các tiêu chuẩn và quy trình đánh giá tính phù hợp hỗ trợ khả năng chống chịu của môi trường xây dựng; An toàn cháy nổ trong công cuộc phát triển bền vững: Góc nhìn của Singapore…

Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu tham dự cũng trao đổi thảo luận, giải đáp những thắc mắc, khó khăn liên quan đến vai trò của tiêu chuẩn quốc tế trong hỗ trợ thương mại quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

PV

Bình luận

Nổi bật

Tiêu chuẩn hỗ trợ thương mại và thích ứng với biến đổi khí hậu

Tiêu chuẩn hỗ trợ thương mại và thích ứng với biến đổi khí hậu

sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 09:59

(CL&CS)- Vừa qua, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia phối hợp với Tổ chức Tiêu chuẩn và Thử nghiệm của Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo liên quan đến Tiêu chuẩn hỗ trợ thương mại và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ban hành tài liệu hướng dẫn truy xuất nguồn gốc: Minh bạch chuỗi cung ứng đối với cơ sở và sản phẩm chăn nuôi

Ban hành tài liệu hướng dẫn truy xuất nguồn gốc: Minh bạch chuỗi cung ứng đối với cơ sở và sản phẩm chăn nuôi

sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 09:19

(CL&CS) - Trong xu thế hội nhập và số hóa ngành nông nghiệp, việc thiết lập một hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG) hiệu quả, đồng bộ và phù hợp với chuẩn mực quốc tế ngày càng trở nên cấp thiết. Nhằm cụ thể hóa yêu cầu đó trong lĩnh vực chăn nuôi, ngày 28/2/2025, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã chính thức ban hành tài liệu số 64/QĐ – CN-KHCNMT&HTQT: “Hướng dẫn truy xuất nguồn gốc đối với cơ sở chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi”.

Xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến giao thông vận tải là cần thiết, phù hợp thực tiễn

Xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến giao thông vận tải là cần thiết, phù hợp thực tiễn

sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 08:24

(CL&CS) - Thực hiện kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng), Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải đã xây dựng và trình duyệt 6 dự thảo TCVN.