Tiếp tục nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn của các tổ chức tín dụng

(CL&CS) - Thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan quyết liệt thực hiện các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và đã đạt được những kết quả quan trọng, căn bản là khuôn khổ pháp lý tiếp tục được hoàn thiện.

Nghiên cứu điều kiện, tiêu chuẩn để tránh áp đặt hành chính

Tại phiên chất vấn sáng 9/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, trong phiên chất vấn chiều 8/6 và sáng 9/6, các đại biểu Quốc hội đã đặt nhiều câu hỏi hay, bao quát các lĩnh vực liên quan đến nội dung chất vấn thuộc về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước như bảo đảm hoạt động an toàn của hoạt động ngân hàng và tổ chức tín dụng an toàn, hệ thống thanh toán quốc gia cũng như bảo đảm với giá trị đồng tiền… Các nội dung chất vấn đã được Thống đốc Nguyễn Thị Hồng báo cáo giải trình, trả lời tương đối đầy đủ.

05-527

Hình minh họa

Vấn đề điều hành chính sách tiền tệ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách, giải pháp khác góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát trong bối cảnh thế giới tăng cao. Các chính sách điều hành trong thời gian qua không ảnh hưởng nhiều đến tăng chỉ tiêu lạm phát, mà chủ yếu do tăng giá hàng hóa.

Ví dụ, với 13 đợt tăng giá xăng dầu trong 5 tháng đầu năm, giá đắt thêm 7.300-7.900 đồng một lít, tức là 59,49% trong 5 tháng. Mức này đã tác động tới CPI chung tăng 1,8 điểm phần trăm.

Đối với việc tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành và cơ quan liên quan trong việc xử lý nợ xấu giám sát của các tổ chức tín dụng đối xử lý các ngân hàng yếu kém đến nay, trên cơ sở ý kiến của Bộ Chính trị, Chính phủ sẽ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước khẩn trương xây dựng phương án cụ thể trên cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai trong thời gian sắp tới.

Về room tín dụng, Phó Thủ tướng nói sẽ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu điều kiện, tiêu chuẩn để tránh áp đặt hành chính.

Về kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên kiểm soát chặt chẽ đối với các lĩnh vực tiềm ẩn đối với các dự án, phương án vay vốn trong lĩnh vực bất động sản có tính khả thi, thanh khoản tốt, khách hàng có khả năng trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn thì tiếp tục cung cấp tín dụng theo đúng quy định.

Hệ thống tín dụng đã có những chuyển biến tích cực

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan quyết liệt thực hiện các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và đã đạt được những kết quả quan trọng, căn bản là khuôn khổ pháp lý tiếp tục được hoàn thiện.

Hệ thống tín dụng đã có những chuyển biến tích cực cả về quy mô, năng lực tài chính, chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động. Phát huy vai trò cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, đóng góp quan trọng trong việc huy động các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên phục vụ cho sản xuất kinh doanh, góp phần hạn chế tình trạng tín dụng đang được các tổ chức, tổ chức xếp hạng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, bảo đảm an toàn của các tổ chức tín dụng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, sau khi báo cáo Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 689/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025", trong đó có một số quy định như: Hoàn thiện khung khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động quản trị, điều hành, tính minh bạch trong vòng hoạt động của ngân hàng...

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 17:50

(CL&CS) - Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, lãnh đạo MB đã chia sẻ những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ngân hàng (4/11/1994 - 4/11/2024) cùng nhiều nội dung nổi bật khác.

ĐHĐCĐ 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

ĐHĐCĐ 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 17:48

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Khối tự doanh công ty chứng khoán ngày 17/4: HPG, ACB... bị xả lượng lớn

Khối tự doanh công ty chứng khoán ngày 17/4: HPG, ACB... bị xả lượng lớn

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 17:02

Khối tự doanh công ty chứng khoán có động thái "lạ" sau 2 phiên mua ròng lượng lớn trước đó.