Thứ tư, 01/06/2022, 14:06 PM

Thanh khoản dồi dào, vì sao tốc độ tăng tín dụng chậm lại?

(CL&CS) - Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm giảm xuống dưới 1%/năm, thấp nhất kể từ tháng 12/2021, cho thấy thanh khoản các ngân hàng tiếp tục dồi dào.

Nguồn: SSI Research

Nguồn: SSI Research

Ghi nhận trong báo cáo thị trường tiền tệ, trái phiếu tuần cuối cùng tháng 5, Trung tâm phân tích đầu tư Công ty Chứng khoán SSI - SSI Research cho biết sau nhiều tuần bơm ròng VND ra thị trường, trong tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã rút ròng gần 400 tỷ đồng khỏi thị trường qua kênh tín phiếu.

Đáng chú ý, việc rút ròng của NHNN diễn ra trong bối cảnh thanh khoản của các ngân hàng đã được cải thiện giúp lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng có thời điểm trong tuần giảm xuống dưới 1% - mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021.

Theo các chuyên gia, thanh khoản hệ thống ngân hàng cải thiện tích cực là nhờ các đợt tăng lãi suất huy động liên tục từ đầu năm.

Theo cập nhật tại nhiều ngân hàng thời điểm cuối tháng 5, lãi suất huy động đã tiếp tục tăng từ 0,1-0,45 điểm % ở nhiều kỳ hạn. Chẳng hạn, Techcombank đã tăng 0,3%/năm cho tiền gửi tại quầy kỳ hạn 36 tháng. Một số kỳ hạn khác cũng được cộng từ 0,3-0,45 điểm %. Đây là một trong những lần điều chỉnh lãi suất mạnh nhất của Techcombank trong 6 tháng qua. VPBank cũng tăng lãi suất huy động thêm 0,3 điểm % ở các kỳ hạn 13,24 và 36 tháng…

Trước đó, từ cuối tháng 4 đến nay, nhiều ngân hàng cũng đã điều chỉnh tăng lãi suất để hút tiền gửi. Nhờ đó, so với cùng kỳ năm ngoái, mặt bằng lãi suất đã tăng khoảng 0,5-1%/năm.

Nguồn: SSI Research

Nguồn: SSI Research

Số liệu mới nhất của NHNN cũng cho biết dòng tiền của doanh nghiệp và người dân đang có xu hướng trở lại kênh tiết kiệm ngân hàng khi số dư tiền gửi của cả 2 nhóm khách hàng này đều tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm. Hiện tổng số dư tiền gửi của dân cư tại hệ thống ngân hàng đạt khoảng 5,47 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 19%, số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 5,86 triệu tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. .

Cũng theo số liệu mới nhất từ NHNN, tính đến ngày 27/5, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã đạt 7,75% so với đầu năm, tương đương tăng 16,5% so với cùng kỳ. Nhưng theo SSI Research, mặc dù tín dụng tăng gần gấp đôi so với mức tăng cùng kỳ năm ngoái, tốc độ tăng đã có phần chậm lại nếu tính theo tháng (tháng 3/2022 tăng 16,9% so với cùng kỳ).

Nguyên nhân một phần là do thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn chững lại (giao dịch trái phiếu doanh nghiệp được tính trong tăng trưởng tín dụng). Một phần khác, tăng trưởng tín dụng tại hầu hết các ngân hàng lớn đã gần chạm mức trần tín dụng mà NHNN đặt ra đầu năm, do vậy việc giải ngân tín dụng mới sẽ được các ngân hàng cân nhắc hơn.

Các chuyên gia tại SSI Research đánh giá việc tín dụng chậm lại cũng đã giảm bớt áp lực về thanh khoản và giúp mặt bằng lãi suất liên ngân hàng có thể duy trì ở mức thấp, trong bối cảnh VND chịu áp lực mất giá.

Theo báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2021 và triển vọng 2022” do BIDV phối hợp với ADB thực hiện, tín dụng năm 2022 dự báo sẽ tăng trưởng tích cực ở mức 14-15%, tính cả gói tín dụng từ chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế. Nhưng các chuyên gia nhận định, cơ cấu tín dụng có thể được điều chỉnh do việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể giảm với sự quản lý chặt chẽ hơn. Khoảng cách tăng trưởng tín dụng sẽ được thu hẹp giữa các ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng thương mại nhà nước.

Theo Hải Quan

Bình luận

Nổi bật

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.