Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 28/12/2023, 14:36 PM

Thành phố Việt Nam nằm trong top thành phố hàng đầu thế giới ước thu từ du lịch 190.000 tỷ

Trong năm 2024, thành phố này lên kế hoạch thu hút 44 triệu lượt khách du lịch, thu về gần 190.000 tỷ đồng.

Kỳ vọng thu về 190.000 tỷ đồng từ du lịch

Năm 2023, ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) đã đón khoảng 5 triệu lượt khách quốc tế và 35 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu du lịch năm 2023 ước tính đạt 160.000 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2022.

Nối tiếp đà phục hồi và phát triển của du lịch năm 2023, hứa hẹn năm 2024 ngành du lịch TP HCM sẽ tiếp tục nỗ lực xây dựng hình ảnh thương hiệu du lịch ngày càng hấp dẫn trong mắt du khách trong và ngoài nước. Nhiều doanh nghiệp du lịch đặt kỳ vọng sẽ có những kết quả lạc quan vào năm 2024.

Năm 2023, du lịch TP HCM đã đón khoảng 40 triệu lượt khách du lịch

Năm 2023, du lịch TP HCM đã đón khoảng 40 triệu lượt khách du lịch

Năm 2024, ngành du lịch TP.HCM kỳ vọng đón được lượng khách lớn từ các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc... khi tất cả hoạt động du lịch, dịch vụ được khôi phục.

Sở Du lịch TP HCM sẽ tập trung triển khai các giải pháp, chú trọng nâng cao chất lượng và hoàn thành mục tiêu đón 6 triệu lượt khách quốc tế, 38 triệu lượt khách nội địa. Theo đó, tổng thu ngành du lịch ước tính đạt 190.000 tỷ đồng.

Thành phố cũng tập trung thực hiện chiến lược phát triển du lịch TP HCM đến năm 2030: Nâng chất, đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng sản phẩm làm nên thương hiệu, đặc biệt thúc đẩy kích cầu du lịch và khai thác ứng dụng số trong du lịch.

Sở Du lịch TP HCM sẽ tập trung triển khai các giải pháp, chú trọng nâng cao chất lượng và hoàn thành mục tiêu đón 44 triệu lượt khách du lịch vào năm 2024

Sở Du lịch TP HCM sẽ tập trung triển khai các giải pháp, chú trọng nâng cao chất lượng và hoàn thành mục tiêu đón 44 triệu lượt khách du lịch vào năm 2024

Ngoài nâng cao các sản phẩm hiện có, TP HCM tập trung cho các sản phẩm du lịch phục vụ thị trường khách có khả năng tăng trưởng nhanh, nguồn khách lớn, chi tiêu cao và lưu trú dài ngày… Điển hình như du lịch MICE, golf, du lịch tàu biển, phát triển các hoạt động ẩm thực, giải trí, mua sắm…

Bên cạnh đó, Sở Du lịch cũng sẽ tổ chức kiểm tra có trọng tâm kế hoạch năm được phê duyệt. Sở phối hợp với Công an TP và UBND các quận 1, 3, 5, khu vực tập trung đông khách du lịch quốc tế và thường xảy ra trộm cắp tài sản, chèo kéo du khách để đảm bảo an ninh trật tự du lịch và an toàn cho du khách

Bên cạnh đó, Sở Du lịch cũng sẽ tổ chức kiểm tra có trọng tâm kế hoạch năm được phê duyệt. Sở phối hợp với Công an TP và UBND các quận 1, 3, 5, khu vực tập trung đông khách du lịch quốc tế và thường xảy ra trộm cắp tài sản, chèo kéo du khách để đảm bảo an ninh trật tự du lịch và an toàn cho du khách

Theo báo Lao Động, ông Mario Mendis, Tổng quản lý Sofitel Saigon Plaza, cho biết trong giai đoạn cuối năm nay số lượng du khách đến TP HCM có chiều hướng tăng, tính trên cả nhóm khách nội địa lẫn khách quốc tế, cả khách nghỉ dưỡng lẫn khách du lịch MICE.

Cụ thể, trong ba tháng cuối năm, lượng khách MICE đang trên đà tăng mạnh chủ yếu đến từ các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia... Ngoài ra, các đường bay quốc tế đang được khôi phục, mở rộng, đây cũng là một cầu nối đón tiếp số lượng lớn du khách từ Úc, Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu khác.

Tổng quản lý Sofitel Saigon Plaza cho biết trong giai đoạn cuối năm nay số lượng du khách đến TP HCM có chiều hướng tăng

Tổng quản lý Sofitel Saigon Plaza cho biết trong giai đoạn cuối năm nay số lượng du khách đến TP HCM có chiều hướng tăng

“Chúng tôi đã có những kế hoạch đột phá để mang đến những trải nghiệm cao cấp hơn cho du khách. Ngoài việc đem lại dịch vụ nghỉ dưỡng đẳng cấp, khách sạn muốn nhấn mạnh hơn vào dịch vụ ẩm thực chất lượng cao” - ông Mario Mendis nói.

Cùng Hà Nội trở thành 2 thành phố duy nhất Việt Nam lọt top điểm đến hàng đầu thế giới 2023

Đầu tháng 12 vừa qua, CNN đã công bố báo cáo thường niên của công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Euromonitor International với danh sách 100 thành phố là điểm đến hàng đầu thế giới 2023. Theo đó, Việt Nam có hai đại diện nằm trong top 100 là TP. Hồ Chí Minh đứng thứ 85, Thủ đô Hà Nội thứ 98.

TP HCM là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa, với các sản phẩm du lịch đa dạng, là "thành phố không ngủ" với những hoạt động vui chơi, giải trí sôi động cả ngày lẫn đêm.

TP HCM được mệnh danh là

TP HCM được mệnh danh là "thành phố không ngủ"

TP HCM nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Đặc điểm chung của thời tiết ở đây là nhiệt độ cao đều trong năm, có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình khoảng 27 độ C, cao nhất lên hơn 40 độ C nhưng đa phần nắng không gay gắt, độ ẩm thấp, dịu mát về chiều tối.

Nắng nóng không khắc nghiệt như thời tiết miền Bắc, nên du khách có thể ghé thăm thành phố bất kể thời điểm nào trong năm. Nếu đến vào mùa mưa, nên chuẩn bị ô để tránh những cơn mưa rào bất chợt.

Không chỉ là thành phố trẻ năng động, TP HCM còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Có nhiều di tích, bảo tàng trong thành phố được khách trong và ngoài nước biết đến.

1. Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập hay Dinh Thống Nhất là một trong những địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi ghé thăm TP HCM. Tọa lạc tại trung tâm quận 1, Dinh Độc Lập vừa cổ kính, vừa hiện đại, từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng của thành phố. Vào các ngày cuối tuần hoặc dịp lễ lớn như 30/4, Dinh Độc Lập thường kín khách tham quan.

Vé tham quan Tòa nhà chính và Nhà trưng bày "Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 - 1966" có giá từ 15.000 đồng đến 65.000 đồng. Nếu chỉ tham quan tòa nhà chính, giá vé là 10.000 đến 40.000 đồng.

2. Bảo tàng chứng tích chiến tranh

Bảo tàng chứng tích chiến tranh đứng thứ 61 và là đại diện duy nhất của Việt Nam trong danh sách 99 điểm đến hút khách nhất thế giới. Bảo tàng nằm trên đường Võ Văn Tần, quận 3, thành lập năm 1975, chuyên nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và trưng bày về chứng tích tội ác, hậu quả của các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh. Các chủ đề gồm có Vũ khí trưng ngoài trời, Chế độ lao tù, Chất độc da cam, Những sự thật lịch sử, Tội ác chiến tranh.

Bảo tàng chứng tích chiến tranh

Bảo tàng chứng tích chiến tranh

Vé tham quan bảo tàng: 40.000 đồng mỗi người, trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí. Giờ mở cửa thứ hai đến thứ sáu từ 7h30 đến 11h30. Thứ 7 và chủ nhật mở từ 7h30 đến 16h30.

3. Bảo tàng Biệt động Sài Gòn

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn

Bảo tàng biệt động Sài Gòn nằm ở tầng hai của một căn nhà xây dựng năm 1963 trên đường Trần Quang Khải, quận 1. Ngôi nhà ban đầu là cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn dưới sự quản lý của ông Trần Văn Lai (tức Năm Lai). Bảo tàng hoạt động từ ngày 24/12/2019, diện tích hơn 100 m2, trưng bày hơn 100 hiện vật của những người lính biệt động. Các đồ vật trong nhà vẫn còn nguyên và được bài trí gần giống trước kia. Khách tham quan được xem những bộ phim ngắn về lực lượng biệt động Sài Gòn.

4. Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng nằm ở số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, được xây dựng theo thiết kế đối xứng của kiến trúc sư Auguste Delaval và khánh thành năm 1929. Hệ thống hành lang rộng, ánh sáng tự nhiên từ sân và kiểu cửa sổ sát mái tránh khí hậu nóng ẩm. Tháp bát giác ở giữa phủ sơn vàng, lợp ngói ốp có gắn vật trang trí phong cách Á Đông. Bảo tàng trưng bày khoảng 36.000 hiện vật phản ánh lịch sử của dân tộc Việt Nam từ thời nguyên thủy đến năm 1945. Ngoài ra, bảo tàng còn trưng bày nền văn hóa cổ tại Việt Nam như Óc Eo, Champa, Khmer.

5. Bảo tàng mỹ thuật TP HCM

Bảo tàng nằm tại số 97A Phó Đức Chính, quận 1, trước đây vốn là căn nhà thuộc gia đình ông Hứa Bổn Hòa (dân gian hay gọi là Chú Hỏa), một trong tứ đại gia Sài Gòn cuối thế kỷ 19. Đây được xem là điểm hấp dẫn du khách yêu hội họa, cũng là nơi hút du khách trẻ thích chụp hình.

Bảo tàng mỹ thuật TP HCM

Bảo tàng mỹ thuật TP HCM

Bảo tàng là toà nhà được xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, kết hợp hài hòa của kiến trúc phương Đông trong trang trí mái ngói, cột ốp gốm và hoạ tiết bằng gốm trên mái nhà...

Hải Yến

Bình luận

Nổi bật

Tôi đi 'chữa lành' ở khu bảo tồn thiên nhiên được mệnh danh là 'Vịnh Hạ Long của núi rừng Đông Bắc', chốn bình yên chỉ cách Hà Nội hơn 2 tiếng đi xe

Tôi đi 'chữa lành' ở khu bảo tồn thiên nhiên được mệnh danh là 'Vịnh Hạ Long của núi rừng Đông Bắc', chốn bình yên chỉ cách Hà Nội hơn 2 tiếng đi xe

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 13:19

Khu bảo tồn thiên nhiên này khoảng 3 năm trở lại đây đã trở thành một điểm đến "chữa lành" thu hút đông đảo du khách.

8 triệu lượt khách du lịch, vui chơi trên cả nước, doanh thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng

8 triệu lượt khách du lịch, vui chơi trên cả nước, doanh thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 12:16

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày đã mang đến kết quả tốt cho ngành du lịch.

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 09:06

(CL&CS) - Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, trong bức tranh du lịch của huyện Ba Vì, bên cạnh các khu điểm du lịch đã hoạt động lâu năm như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà resort… thì bản Miền (thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì) là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Hà Nội gắn với dân tộc thiểu số.