Văn hóa và Đời sống
Thứ sáu, 29/12/2023, 17:07 PM

Thành phố được cho là có nhiều tên gọi nhất Việt Nam, là thủ phủ của loại hạt 'vàng đen' được xuất khẩu khắp thế giới

Đây là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên, ẩn chứa nhiều câu chuyện thú vị, trong đó có nguồn gốc tên gọi của thành phố này.

Sau khi trải qua nhiều biến động của lịch sử đất nước, rất nhiều tỉnh thành của Việt Nam được đặt với nhiều cái tên khác nhau. Như TP HCM trước đây được gọi là Sài Gòn, còn Hà Nội trước cũng có cái tên là Thăng Long... Thế nhưng, có một thành phố khác trên dải đất hình chữ S sở hữu nhiều tên gọi hơn cả Hà Nội và TP HCM. Đó chính là TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Sự thật về tên gọi TP Buôn Ma Thuột

Vùng đất Buôn Ma Thuột vốn có bề dày lịch sử từ lâu đời, nhiều tư liệu từ trước đến nay cho thấy vùng đất này tồn tại từ rất sớm. Dưới góc độ nghiên cứu về khảo cổ học, Buôn Ma Thuột đã tồn tại ít nhất từ 4.000 năm trước, điều này được khẳng định qua những dấu tích cư trú, làm nông của cư dân thời tiền sử. Trong Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, nơi đây được biết đến là địa bàn của hai nước Thủy Xá - Hỏa Xá, cội nguồn của người Êđê, Mnông, Gia Rai.

TP Buôn Ma Thuột có vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên

TP Buôn Ma Thuột có vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên

TP Buôn Ma Thuột được xây dựng vào thời kỳ Pháp đô hộ. Khởi đầu, nơi này được đặt tên là Ban Mê Thuột (là cách đọc từ "bản Mế Thuột", nghĩa là làng của mẹ Y Thuột). Đến thời Việt Nam Cộng hòa lại phiên âm thành Ban Mê Thuột, nhưng sau năm 1975 gọi là Buôn Ma Thuột.

Ngày nay, với vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, TP Buôn Ma Thuột là nơi kết nối các trung tâm phát triển vùng Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và tam giác phát triển Lào - Việt Nam - Campuchia.

Theo Bảo tàng Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột có rất nhiều tên gọi khác nhau qua từng thời kỳ như: Ban Mé Thuột, Ban Mê Thuột, banméthuôt, Buôn Mê Thuột, Ban Mê Thuật, Buôn Mê Thuật, Bản Mế Thuột, Bản Mế Thuật, Buôn Ma Thuộc, Buôn Ma Thuật, Ban Mê Thuộc - Ban Mê Thuật, Buôn Mê, banmé, panmé. Dù vậy, cách gọi đúng, được công nhận chính thức của thành phố lớn nhất Tây Nguyên là Buôn Ma Thuột.

Nơi đây được xem như là một Việt Nam thu nhỏ khi có đến 40 dân tộc anh em, cùng chung sống

Nơi đây được xem như là một Việt Nam thu nhỏ khi có đến 40 dân tộc anh em, cùng chung sống

Cổng thông tin điện tử của thành phố giải thích, tên gọi này được đặt theo tên một vị tù trưởng người Ê Đê: Buôn Ama Y Thuột. Trong đó, Ama là tên của cha, Y Thuột chỉ người con trai tên Thuột, buôn là buôn làng, khu vực hành chính ngang với phường. Vị tù trưởng Y Thuột có công lập ra buôn làng đầu tiên bên bờ suối Ea Tam. Sau này nó phát triển thành buôn lớn, đến đầu thế kỷ XX đã là trung tâm của cả vùng.

Thành phố này được xem như là một Việt Nam thu nhỏ khi có đến 40 trong tổng số 54 dân tộc anh em, cùng chung sống. Người Kinh chiếm 85% dân số của thành phố, còn lại là người dân tộc thiểu số. Trong nhóm dân tộc bản địa, người Êđê chiếm số lượng lớn nhất, sau tới dân tộc Tày, Thái, Hoa, Gia Rai.

Tương lai sẽ là 'thành phố cà phê của thế giới'

TP Buôn Ma Thuột gây ấn tượng với du khách bởi được quy hoạch bài bản, khoa học. Theo đó, hệ thống đường giao thông và khu nhà ở dân cư thiết kế như ô bàn cờ, đều tăm tắp. Đặc biệt, những hàng cây xanh được trồng dọc theo các tuyến đường, tạo không gian xanh mướt.

Đường phố và khu dân cư được quy hoạch như ô bàn cờ đều tăm tắp. Ảnh: Đặng Thái Tài/Báo Vietnamnet

Đường phố và khu dân cư được quy hoạch như ô bàn cờ đều tăm tắp. Ảnh: Đặng Thái Tài/Báo Vietnamnet

"Trong 3 lần tới Buôn Ma Thuột, ấn tượng của mình là không gian đường phố xanh mát, trong lành, giao thông thuận lợi. Không ngờ nhìn từ trên cao thành phố được quy hoạch bài bản như vậy"; "Vừa hiện đại vừa xanh mát, thật ấn tượng", "Nhìn như hình ảnh trong các phim hoạt hình"... cư dân mạng bình luận.

TP Buôn Ma Thuột còn được biết đến là một trong những đô thị có tỷ lệ cây xanh cao nhất cả nước. Toàn thành phố có 25.750 cây xanh, tỷ lệ cây xanh toàn thành phố là 17,21m²/người, khu vực nội thành là 8,27m²/người và đang tiếp tục tăng lên. Hệ thống cây xanh không chỉ tạo điểm nhấn cho không gian đô thị mà còn giúp lọc sạch không khí, giảm bụi giao thông, giảm ngập úng, chống biến đổi khí hậu. Theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, TP Buôn Ma Thuột, thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk sẽ trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

TP Buôn Ma Thuột sẽ được xây dựng để trở thành “thành phố cà phê của thế giới

TP Buôn Ma Thuột sẽ được xây dựng để trở thành “thành phố cà phê của thế giới"

Không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật vùng Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột còn là thủ phủ cà phê của cả nước. Từ cuối thế XVIII, người Pháp đã mang cà phê đến trồng ở đây. Cà phê robusta (cà phê vối) của Buôn Ma Thuột nổi tiếng khắp nơi, được các nhà nghiên cứu, giới kinh doanh cà phê đánh giá ngon bậc nhất thế giới.

Ngoài ra, Buôn Ma Thuột còn nắm giữ kho tàng văn hóa phi vật thể Tây Nguyên, những lễ hội truyền thống, loạt danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp như Bảo tàng Đắk Lắk, Biệt điện Bảo Đại, Bảo tàng Thế giới Cà phê, làng cà phê Trung Nguyên, hồ Ea Ka, nhà thờ chánh tòa, chùa Khải Đoan, nhà đày Buôn Ma Thuột...

Bảo tàng Thế giới Cà phê nhìn từ trên cao. Ảnh: Đặng Thái Tài/Báo Vietnamnet

Bảo tàng Thế giới Cà phê nhìn từ trên cao. Ảnh: Đặng Thái Tài/Báo Vietnamnet

Du lịch Buôn Ma Thuột vài năm trở lại đây từng bước phát triển, tương xứng với tiềm năng sẵn có. Với lợi thế từ cảnh quan tự nhiên hùng vĩ, hội tụ những dòng cà phê phong phú, chất lượng hàng đầu cộng với sự đầu tư bài bản cho du lịch, Buôn Ma Thuột có nhiều cơ hội để trở thành "thành phố cà phê của thế giới" như mục tiêu đã đặt ra.

Quỳnh Như

Bình luận

Nổi bật

Phát hiện khu di tích cách Hà Nội 90km là nơi khai thác hòn than đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, từ những 'hòn đá đen bốc cháy' thành chốn tri ân 'tổ nghiệp'

Phát hiện khu di tích cách Hà Nội 90km là nơi khai thác hòn than đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, từ những 'hòn đá đen bốc cháy' thành chốn tri ân 'tổ nghiệp'

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 22:36

Nơi đây như được gửi gắn niềm tin tâm linh giúp những người thợ mỏ vững tâm, chắc tay búa, rắn tay choòng, ánh mắt tinh nhạy quan sát xung quanh.

Kỳ lạ ngôi làng ‘sống chung với Thiên Lôi’:  Hứng chịu 10 tiếng sét đánh mỗi ngày, du khách nườm nượp đến chiêm ngưỡng

Kỳ lạ ngôi làng ‘sống chung với Thiên Lôi’: Hứng chịu 10 tiếng sét đánh mỗi ngày, du khách nườm nượp đến chiêm ngưỡng

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 22:32

Người dân thậm chí coi sét là “ngọn hải đăng tự nhiên” để đánh bắt cá vào ban đêm. Chính phủ cũng nỗ lực để sét được UNESCO công nhận là Di sản.

Việt Nam có một ‘Khu du lịch tiêu biểu châu Á' rộng gần 3.000ha cách chưa đầy 10km từ trung tâm Đà Lạt, nằm trong lòng thành phố đang phấn đấu thành đô thị di sản thế giới

Việt Nam có một ‘Khu du lịch tiêu biểu châu Á' rộng gần 3.000ha cách chưa đầy 10km từ trung tâm Đà Lạt, nằm trong lòng thành phố đang phấn đấu thành đô thị di sản thế giới

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 21:05

Đây là khu du lịch đầu tiên của nước ta được vinh danh "Khu du lịch tiêu biểu châu Á - Thái Bình Dương".