TCVN 14167:2024 về lựa chọn ánh sáng thích hợp cho trưng bày trong nhà
(CL&CS) - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14167:2024 về ánh sáng trưng bày trong nhà được Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức ban hành, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của công tác bảo tồn di sản văn hóa tại Việt Nam.
Từ lâu, công tác chiếu sáng trong trưng bày tại nhiều bảo tàng trong nước vẫn dựa trên kinh nghiệm và cảm quan. Hiện vật như tranh, tài liệu cổ, các đồ vật bằng gỗ hoặc vải dễ xuống cấp nhanh chóng khi tiếp xúc với nguồn sáng không phù hợp. Một số nơi sử dụng đèn truyền thống tiết kiệm chi phí ban đầu, nhưng không kiểm soát bức xạ tia cực tím (UV) và các ảnh hưởng tiêu cực khác. Vì vậy, các nguy cơ như bạc màu, vàng da, mục vải và nứt nẻ nội thất đã từng xảy ra.
Ánh sáng cần thiết cho nhiều chức năng cụ thể tại bảo tàng và các tòa nhà di sản văn hóa khác, ví dụ như phục vụ việc nghiên cứu, bảo quản và trưng bày lâu dài hoặc tạm thời. Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp khách tham quan có thể thưởng thức trọn vẹn các tác phẩm nghệ thuật và các di sản văn hóa.
Trên thực tế, ánh sáng là một phương tiện quan trọng giúp khách tham quan trải nghiệm và cảm thụ các di sản văn hóa. Cần có đủ ánh sáng để nhìn rõ những hiện vật trưng bày, tuy nhiên, chiếu sáng cũng có thể dẫn đến một thách thức khi những hiện vật trưng bày sẽ bị tổn hại khi tiếp xúc với ánh sáng.
Khi di sản văn hóa được đánh giá là có giá trị bảo tồn cho các thế hệ tương lai, cần thiết phải xem xét việc sử dụng ánh sáng có kiểm soát. Ánh sáng là một yếu tố môi trường, mối đe dọa sự bền vững đối với nhiều chất liệu của hiện vật bảo tàng. Riêng ánh sáng hoặc kết hợp với các yếu tố môi trường khác (nhiệt độ, độ ẩm, ô nhiễm, v.v.) làm phai màu, đổi màu và làm giòn nhiều loại vật liệu.

Ánh sáng trưng bày hiện vật tại bảo tàng nên tuân theo tiêu chuẩn để bảo vệ vật liệu tốt hơn. Ảnh minh họa
Thiệt hại do ánh sáng gây ra là quá trình tích lũy và không thể phục hồi: không xử lý bảo tồn kịp thời có thể không phục hồi được màu sắc và độ bền của chất liệu hiện vật bị tổn hại bởi ánh sáng. Do đó, thách thức của việc sử dụng ánh sáng trưng bày bảo tàng là tìm ra cường độ và giới hạn phơi sáng phù hợp đáp ứng yêu cầu bảo tồn và nhu cầu tham quan.
TCVN 14167:2024 ra đời để giải quyết bài toán này bằng cách đưa ra những kiến thức khoa học vào thực tiễn trưng bày. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có hướng dẫn chi tiết và toàn diện về việc lựa chọn và sử dụng ánh sáng trưng bày hiện vật trong bảo tàng, nhà trưng bày và di tích trong nhà. Mục tiêu rõ ràng là vừa bảo vệ hiện vật khỏi tác hại của ánh sáng, vừa nâng tầm trải nghiệm cho khách tham quan.
Tiêu chuẩn đưa ra hướng dẫn dựa trên nguyên lý bảo vệ hiện vật theo từng nhóm chất liệu cụ thể. Các hiện vật như tranh màu nước, bản thảo cổ, vải lụa cần giữ chiếu sáng rất thấp; trong khi gốm sứ, kim loại, đồ đá có thể chịu đựng điều kiện sáng mạnh hơn. Đồng thời, tiêu chuẩn ưu tiên sử dụng đèn LED – loại nguồn sáng tiết kiệm điện, tuổi thọ cao và phát ra ít bức xạ UV so với đèn halogen hay huỳnh quang. Việc áp dụng chính sách này không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho hiện vật, mà còn tối ưu chi phí vận hành.
Nên giảm thiểu chỉ số tia UV đến từ đèn chiếu sáng trong khu trưng bày. Chỉ số UV tối đa được cho phép là 75μW/lm. Chỉ số này được chọn vì đây là chỉ số UV của đèn chiếu sáng thể rắn, trước đây được coi là phù hợp với mục đích trưng bày. Hiện nay, để có thể đạt được mức tia cực tím thấp (xuống khoảng 10μW/lm) có thể sử dụng chất hấp thụ tia cực tím trên cửa sổ và nguồn sáng điện hoặc bằng cách sử dụng các nguồn sáng không có tia cực tím, tương tư như đèn LED trắng. Tuy nhiên, việc loại bỏ tia UV để tránh chiếu vào các hiện vật trưng bày nhạy với ánh sáng không đủ để tránh sự tổn hại nếu như nguồn ánh sáng nhìn thấy được không được kiểm soát theo các thông số.
Tiêu chuẩn này cũng lưu ý, một số vi sinh vật hướng quang có thể phát triển khi chịu ảnh hưởng của một vài bước sóng nhất định, nhất là trong môi trường với độ ẩm tương đối cao. Các vấn đề sinh học nên được giải quyết bởi các chuyên gia. Các độ chói trong bảng đều dựa theo khuyến nghị của nhiều tổ chức quốc tế uy tín. Những số liệu này là kết quả của việc cân bằng yếu tố trưng bày sử dụng ánh sáng và yếu tố bảo tồn di sản tại khu triển lãm trong nhà. Nếu độ chói vượt giới hạn, tốc độ phai màu và tổn hại vật liệu sẽ tăng.
Cần chú ý rằng còn có những yếu tố vật lý hoặc hóa học khác (độ ẩm, nhiệt độ, chất ô nhiễm) có thể tăng khả năng gây hư tổn của ánh sáng, vậy nên trong điều kiện môi trường tới hạn, những giới hạn dành cho ánh sáng nêu trên nên được tuân thủ. Vì vậy để thiết kế hệ thống ánh sáng tối ưu, phải có hiểu biết rõ ràng về các điều kiện môi trường ở địa điểm trưng bày. Cần phải thường xuyên kiểm tra tình trạng ánh sáng và đo các thông số liên quan để xác định những thay đổi trong môi trường theo từng ngày và từng mùa. Sau khi hệ thống ánh sáng đã được lắp đặt, tiếp tục kiểm tra thường xuyên để có thể điều chỉnh hệ thống kịp thời.
Một điểm quan trọng của TCVN 14167:2024 là yêu cầu xây dựng quy trình đánh giá – kiểm tra chiếu sáng định kỳ. Bảo tàng và đơn vị thống trị phải đo cường độ ánh sáng trong từng khu trưng bày, kiểm tra nhiệt độ màu, theo sát thời gian hoạt động thực tế để điều chỉnh nếu vượt giới hạn an toàn. Thiếu đi giai đoạn này, việc chọn đèn đúng vẫn có thể trở nên thiếu hiệu quả nếu không được giám sát thường xuyên.
Có thể nói, TCVN 14167:2024 là mốc son đánh dấu một bước phát triển mới trong công tác bảo tồn di sản tại Việt Nam. Khi được áp dụng rộng rãi, tiêu chuẩn này không chỉ bảo toàn giá trị hiện vật mà còn góp phần xây dựng hệ sinh thái bảo tàng văn minh, giàu sức hút và có năng lực xuất sắc theo tiêu chuẩn quốc tế.
Theo VietQ.vn
- ▪Xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến giao thông vận tải là cần thiết, phù hợp thực tiễn
- ▪Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13589-8:2023 về điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản
- ▪Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về môi trường trong năm 2025
- ▪Ban hành 6 tiêu chuẩn quốc gia đối với phích cắm, ổ cắm, phích nối xe điện
Bình luận
Nổi bật
TCVN 10382:2024 thống nhất hệ thống thuật ngữ và định nghĩa di sản văn hóa
sự kiện🞄Thứ sáu, 18/07/2025, 09:25
(CL&CS) - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10382:2024 vừa được ban hành nhằm thống nhất hệ thống thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến di sản văn hóa. Việc áp dụng tiêu chuẩn này giúp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong nước.
TCVN 14167:2024 về lựa chọn ánh sáng thích hợp cho trưng bày trong nhà
sự kiện🞄Thứ sáu, 18/07/2025, 09:25
(CL&CS) - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14167:2024 về ánh sáng trưng bày trong nhà được Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức ban hành, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của công tác bảo tồn di sản văn hóa tại Việt Nam.
Bộ tiêu chuẩn bê tông phun giúp kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn
sự kiện🞄Thứ tư, 16/07/2025, 14:00
(CL&CS) - Hai tiêu chuẩn TCVN 14180:2024 và TCVN 14181:2024 được ban hành nhằm hướng dẫn kỹ thuật chuẩn bị mẫu và thử nghiệm bê tông phun từ lõi khoan. Đây là căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng lớp phun tại hiện trường, đảm bảo độ tin cậy, an toàn và tuổi thọ cho các công trình
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.