Tăng cường triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2022
(CL&CS)- Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm (ATTP) vừa ban hành Kế hoạch số 2299 /KH-BCĐTƯATTP ngày 31/12/2021 về việc triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2022.
Trong năm 2021, tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng chung đến kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực an toàn thực phẩm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và đảm bảo an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19; Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về việc hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã chỉ đạo tiến hành rà soát, tạm dừng, giãn, hoãn các cuộc kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh chưa cần thiết nhưng công tác hậu kiểm ngăn chặn hành vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, hậu kiểm giám sát mối nguy đã phát hiện một số trường hợp sản phẩm có chất cấm sử dụng; tình trạng quảng cáo vi phạm trên môi trường mạng, mạng xã hội, thương mại điện tử tiếp tục có diễn biến phức tạp.

Tăng cường triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2022 (Ảnh minh họa)
Mục đích của Kế hoạch nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở các cấp, thông qua hoạt động hậu kiểm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; đánh giá việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm;...Bên cạnh đó, đánh giá tình hình về an toàn thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm lưu thông trên thị trường nhằm định hướng giải pháp quản lý.
Ngoài ra, thông qua việc hậu kiểm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm, đánh giá việc cấp các loại giấy phép về an toàn thực phẩm; đồng thời, qua công tác hậu kiểm, tiếp tục tuyên truyền chính sách pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, công tác hậu kiểm phải ngăn chặn được cơ bản tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn; quảng cáo thực phẩm vi phạm; phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, cổng công khai Bộ Y tế theo quy định.
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường xử lý vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các báo, đài; trên Internet và môi trường mạng; lấy mẫu kiểm nghiệm về chất lượng, các chỉ tiêu ATTP, tập trung lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm có nguy cơ pha trộn chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh.
Riêng đối với ngành Công Thương, tại Trung ương, cần tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương giao các đơn vị chức năng của Bộ phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan hậu kiểm và chỉ đạo hậu kiểm về tự công bố sản phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, xuất nhập khẩu thực phẩm, ghi nhãn thực phẩm, quảng cáo thực phẩm, sử dụng phụ gia thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm và lấy mẫu kiểm nghiệm đối với các sản phẩm/nhóm sản phẩm tại Phụ lục IV Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và nhóm cơ sở quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018. Tại địa phương, Sở Công Thương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch và chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hậu kiểm tại các cơ sở thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành.
Trung Kiên
- ▪Cách thức tích hợp, áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 với hệ thống quản lý môi trường IS0 14001
- ▪Kết nối cung cầu nông sản thực phẩm dịp Tết Nguyên đán
- ▪Hiệu quả áp dụng tích hợp các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý trong ngành chế biến thực phẩm
- ▪Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm
Bình luận
Nổi bật
Từ ngày 20/3, không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3
sự kiện🞄Thứ tư, 26/03/2025, 20:03
(CL&CS) - Từ ngày 20/3, Đảng viên sinh con thứ ba trở lên sẽ không bị áp dụng hình thức kỷ luật, theo quy định mới được Ủy ban Kiểm tra Trung ương sửa đổi.
Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính
sự kiện🞄Thứ tư, 26/03/2025, 09:32
(CL&CS) - Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tạo nền tảng hiến định cho việc tinh gọn bộ máy
sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 14:24
(CL&CS) - Việc tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương theo hướng không tổ chức cấp huyện được cho là một bước đi quan trọng nhằm tạo đột phá trong quản lý, điều hành đất nước, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Để thực hiện thành công chủ trương này, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là yêu cầu cấp thiết và cần thiết nhằm tạo nền tảng hiến định rõ ràng cho quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.