Hiệu quả áp dụng tích hợp các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý trong ngành chế biến thực phẩm
(CL&CS)- Trong bài “Áp dụng tích hợp các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý trong ngành chế biến thực phẩm” đã đề cập đến việc áp dụng tích hợp Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm (ISO 22000) với Hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001), kết hợp với áp dụng công cụ cải tiến 5S tại các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm. Bài này xin khái quát một số kết quả, hiệu quả đạt được tại các doanh nghiệp đã áp dụng.

Ảnh minh họa.
Theo báo cáo, tất cả các doanh nghiệp tham gia đã nghiêm túc thực hiện xây dựng, triển khai tích hợp Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 và Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 kết hợp với công cụ cải tiến NSCL 5S với quyết tâm và cam kết cao của lãnh đạo doanh nghiệp. Tất cả doanh nghiệp đã được đánh giá và được các tổ chức chứng nhận độc lập cấp Giấy chứng nhận. Hiệu quả của việc áp dụng mô hình này được đánh giá là khá khả quan.
Thứ nhất, nhận thức và kỹ năng của các doanh nghiệp về áp dụng các tiêu chuẩn và công cụ cải tiến được nâng cao rõ rệt không chỉ trong giới lãnh đạo mà còn trong cả các cấp, phòng, ban và cả đến người lao động trong toàn doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc phân tích bối cảnh, phân tích các rủi ro liên quan an toàn, vệ sinh thực phẩm và môi trường. Từ đó, doanh nghiệp có quy trình quản lý rủi ro, giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất, biến rủi ro thành cơ hội, tạo ra những cơ hội đột phá, phát triển mạnh mẽ cho doanh nghiệp.
Thứ hai, có thể thấy việc nhân rộng áp dụng thành công mô hình tích hợp có thể mang lại cho các doanh nghiệp nhiều lợi ích, cả về trình độ quản trị nội bộ và vị thế, uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường, giúp doanh nghiệp cải thiện cơ hội thâm nhập thị trường trong nước và xuất khẩu theo hướng tới phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả hoạt động. Con số cụ thể chỉ rõ: Các doanh nghiệp đều có sự cải thiện trong nhận thức ở mức cao. 100% doanh nghiệp có sự cải thiện trong kỷ luật, tác phong, thái độ làm việc, tỷ lệ cải thiện dao động được đánh giá từ 70-100% tùy từng doanh nghiệp. Tỉ lệ đơn hàng mới cũng tăng lên rõ rệt, vì vậy doanh thu của các doanh nghiệp cũng có sự tăng theo. Năng suất lao động của các doanh nghiệp cũng có ghi nhận tăng.
Về môi trường, việc áp dụng mô hình tích hợp cơ bản giúp các doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống quản lý của doanh nghiệp, giảm thiểu lãng phí trong hoạt động kinh doanh, quản lý tốt việc xử lý rác thải, hóa chất, tuân thủ pháp luật về môi trường. Những con số cụ thể đạt được là: Các công ty đã có quy trình cập nhật pháp luật đầy đủ. Giảm lượng rác thải ra môi trường từ 45 - 68,2%; Tỉ lệ rác thải được chuyển đổi tái chế/tái sử dụng tăng 27 - 32,8%; Giảm tỉ lệ tiêu thụ năng lượng trong quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ; Giảm chi phí nguyên liệu đầu vào và nguồn năng lượng; …
Về an toàn, vệ sinh thực phẩm, việc áp dụng mô hình đã giúp các doanh nghiệp kiểm soát một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Các mối nguy về an toàn thực phẩm có thể xâm nhập vào chuỗi thực phẩm ở bất cứ giai đoạn nào, nên kiểm soát một cách đầy đủ và trao đổi thông tin trong suốt quy trình là điều cần thiết. Những con số cụ thể như sau: các doanh nghiệp đều ghi nhận giảm tỷ lệ thu hồi sản phẩm; số lần vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trong sản xuất giảm; tỷ lệ đáp ứng yêu cầu về cơ sở sản xuất thực phẩm của các doanh nghiệp đều đạt mức 100%; tỷ lệ sản phẩm không đạt chất lượng an toàn thực phẩm cũng có số lượng giảm đáng kể.
Mô hình này còn sử dụng công cụ 5S có thể thúc đẩy cải thiện các tiêu chuẩn vệ sinh, xử lý vật liệu trong một cơ sở thực phẩm. Khi được thực hành một cách nhất quán, 5S có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc ngăn ngừa hoặc giảm thiểu vi phạm an toàn thực phẩm, thu hồi thực phẩm và ngăn ngừa các bệnh truyền qua thực phẩm. 100% doanh nghiệp trong nhiệm vụ đã áp dụng và đánh giá hiệu quả qua các chỉ tiêu cụ thể như: doanh nghiệp có tỷ lệ giảm thời gian tìm kiếm, lấy, trả lại vật dụng 57 - 60% trở lên so với trước đây; nhờ sắp xếp khoa học mà chi phí mua văn phòng phẩm, nguyên liệu cũng được giảm; 100% doanh nghiệp có số trường hợp lỗi đến từ môi trường làm việc (hàng hỏng/ hết hạn, sắp xếp, vệ sinh...).
Vì việc áp dụng mô hình tích hợp 2 hệ thống quản lý kết hợp với công cụ cải tiến 5S tại các doanh nghiệp thực hiện chưa được bao lâu và đúng vào thời kỳ đại dịch Covid-19 nên hiệu quả thực sự đánh giá chưa được toàn diện. Việc duy trì thực hiện mô hình này sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý tốt vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích thiết thực và lớn hơn cho các doanh nghiệp trong tương lai./.
(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).
Văn Thao, Hoàng Tuấn
Bình luận
Nổi bật
ISO 31000: Phù hợp và thiết thực với mọi loại hình doanh nghiệp trong kỷ nguyên vươn mình
sự kiện🞄Thứ sáu, 21/03/2025, 16:00
(CL&CS) - Tiêu chuẩn ISO 31000:2009 áp dụng với mọi tổ chức/ doanh nghiệp có nhu cầu xác định và kiểm soát các tác động nhằm hạn chế xảy ra rủi ro đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ...
TCVN 13381-5:2023 về giống chuối
sự kiện🞄Thứ năm, 20/03/2025, 15:53
(CL&CS) - Để tăng năng suất trong quá trình trồng chuối thì yêu cầu đối với giá trị canh tác và giá trị sử dụng nên đáp ứng theo theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-5:2023.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Đảng ủy Thanh tra Chính phủ
sự kiện🞄Thứ ba, 18/03/2025, 09:18
Chiều 17.3, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Thanh tra Chính phủ về tình hình thực hiện các nhiệm vụ giao cho Thanh tra Chính phủ liên quan đến việc giải quyết các vụ việc khiếu kiện kéo dài, phức tạp.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.