Thứ ba, 27/06/2023, 15:04 PM

Sử dụng nguồn vốn ngân sách thay vì đi vay để tiếp tục thi công tuyến đường hơn 440 tỷ đồng

Đây là quyết định của Phó Thủ tướng gửi tới Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Quảng Trị.

img-bgt-2021-quang-tri-hon-75-ty-dong-gpmb-de-mo-rong-ql9-tu-ql1-den-cang-cua-viet-1-1622176029-width900height596

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa có văn bản về việc xây dựng phương án tiếp tục thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng QL9 từ cảng Cửa Việt đến QL1.

Theo đó, Phó Thủ tướng đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị và Bộ Giao thông Vận tải trao đổi, thống nhất và chịu trách nhiệm về phạm vi, quy mô dự án, nguồn vốn bố trí, phương án triển khai và thời hạn hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng và công tác xây lắp dự án theo quy định.

Về phía Bộ Giao thông Vận tải, Phó Thủ tướng yêu cầu thực hiện thủ tục dừng sử dụng vốn vay WB, hoàn tất thanh, quyết toán đối với các hạng mục đã được giải ngân vốn vay WB theo quy định hiện hành và hiệp định vay ký kết.

Bên cạnh đó, Bộ cũng được giao nhiệm vụ xác định cụ thể nguồn vốn ngân sách trong nước, chịu trách nhiệm bố trí đủ nguồn vốn ngân sách trong nước cho dự án thay cho vốn vay WB từ nguồn kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ giao, bảo đảm không ảnh hưởng tiến độ và nhu cầu giải ngân của các dự án đang triển khai.

Đồng thời, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng vốn ngân sách trong nước thay cho vốn vay WB và phương án tiếp tục triển khai dự án, thủ tục điều chỉnh dự án theo quy định.

“Trường hợp không có khả năng tiếp tục triển khai, Bộ Giao thông Vận tải  và UBND tỉnh Quảng Trị thực hiện thủ tục báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc dừng dự án theo quy định”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Được biết, dự án nâng cấp, mở rộng QL9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến QL1 sử dụng vốn dư của dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam - VRAMP (vay vốn WB và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam).

Dự án có tổng chiều dài gần 14 km, quy mô nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng, quy mô 4 làn xe. Thời gian thực hiện từ 2021 - 2022. Tổng mức đầu tư hơn 19 triệu USD, tương đương hơn 440 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay WB là hơn 387 tỷ đồng, vốn đối ứng là hơn 53 tỷ đồng.

Trong tháng 12/2022, nhận thấy nguy cơ không thể hoàn thành công trình như kế hoạch, lãnh đạo các Bộ: GTVT, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính đề nghị WB gia hạn hiệp định vay vốn Dự án VRAMP để hoàn tất các hạng mục xây lắp của dự án. Tuy nhiên, sau đó, WB đã có Công thư gửi Bộ Tài chính thông báo từ chối việc gia hạn Hiệp định vay.

Ngô Hương

Bình luận

Nổi bật

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.