Thứ hai, 16/09/2019, 16:29 PM

Sự bùng nổ của dòng phim live-action

(NTD) - Với hai siêu phẩm do Disney sản xuất: “The Lion King” và “Aladdin” được ra mắt vào năm 2019, dòng phim live-action từ đó đã trở lại màn ảnh rộng một cách ngoạn mục. Không dừng lại ở đó, nhà làm phim nổi tiếng vẫn dự định sẽ tiếp tục khai thác dòng phim này từ kho tàng hoạt hình sẵn có.

Live-action - “trái ngọt” của Disney

Trước năm 2014, Disney từng thành công với “The Jungle Book” - Cậu bé rừng xanh (1994) và “One Hundred and One Dalmatians” - Một trăm lẻ một con chó đốm (1996, 2000). Trở lại với dòng phim này, phát súng đầu tiên là “Maleficent” - Tiên hắc ám (2014) - chuyển thể từ phim hoạt hình “Công chúa ngủ trong rừng” đã cực kỳ thành công khi đạt doanh thu phòng vé hơn 170 triệu USD. Tiếp nối thành công đó, những bộ phim chuyển thể từ hoạt hình tiếp theo như “Cô bé lọ lem” (2015), “Cậu bé rừng xanh” (2016), “Người đẹp và quái vật” (2017) thu về cho Disney con số doanh thu khổng lồ đáng mong ước. Sau thất bại không mong muốn của bộ phim “Christopher Robin” (2017), Disney tiếp tục làm người hâm mộ mãn nhãn với loạt siêu phẩm “Dumbo - Chú voi biết bay”, “Aladdin” và “The Lion King” - Vua sư tử trong năm 2019.

Th.S Lê Thị Thanh Vy (Giảng viên Khoa Văn học, trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn TP.HCM) - người nghiên cứu văn hóa dân gian định nghĩa: “Live-action thường được dịch là ‘phim người đóng’ nhưng còn có những phim như ‘Vua sư tử’ hoàn toàn không có sự xuất hiện của con người, nên có thể dùng luôn khái niệm live-action để chỉ loại phim đã có các phiên bản hoạt hình hay truyện cổ tích trước đó, được ‘hiện thực hóa’ với việc nhân vật do các diễn viên thực sự đảm nhiệm và cảnh trí ‘thực tế’ hơn.”

Disney có vẻ là một “chủ đầu tư” thông minh khi bỏ vốn cho dòng phim live-action, bởi phân khúc khán giả hầu như không giới hạn, mọi độ tuổi đều có thể đến rạp và trải nghiệm dòng phim này. Bên cạnh sự đầu tư mạnh về kinh phí, Disney vẫn đang lên kế hoạch khai thác những tài nguyên sẵn có từ kho tàng phim hoạt hình đồ sộ của mình. Nhìn chung, những sản phẩm này đa phần đều đem lại mức lợi nhuận lớn từ doanh thu phòng vé và các dịch vụ kéo theo. Chính bởi đó, Disney vẫn đang tiếp tục ấp ủ thêm những dự án live-action khác trong những năm tới.

3-2
Phần 2 Maleficent: Mistress of Evil sẽ được công chiếu vào tháng 10/ 2019.

Phiên bản mới có tốt hơn?

Tuy được đánh giá cao về mặt giải trí nhưng các nhà phê bình vẫn không đề cao tác phẩm chuyển thể “Maleficent” bởi vì chưa khai thác triệt để các tuyến nhân vật cũng như cốt truyện hoàn toàn khác với tác phẩm gốc. Tuy nhiên, Disney cho biết đây là một góc nhìn mới cho tác phẩm kinh điển “Công chúa ngủ trong rừng”. Ở tác phẩm gốc, Maleficent là một bà tiên đầy hận thù và độc ác nhưng ở phiên bản mới đã cho thấy một góc nhìn khác về nhân vật phản diện.

Trước đây, những câu chuyện cổ tích thường tập trung khai thác những khía cạnh tốt đẹp của nhân vật chính diện theo một cách quen thuộc. Đối với Disney thì họ lại tập trung vào những khía cạnh mới ở các nhân vật phản diện. Điển hình, “Maleficent” kể về cuộc đời của Tiên Hắc Ám, về sự phản bội mà bà ta nhận được - nguyên nhân sinh ra lời nguyền dành cho công chúa. Nhưng bên cạnh đó, nhà biên kịch còn biến Tiên Hắc Ám trở thành một “kẻ độc ác lương thiện” bởi tình yêu bà dành cho công chúa và mong muốn hóa giải lời nguyền cho nàng. Và dĩ nhiên, chẳng ai có thể ngờ câu chuyện về Tiên Hắc Ám lại ly kỳ như thế!

Có thể nói đến trường hợp của “Người đẹp và quái vật” để minh chứng cho sự thành công của Disney ở dòng phim live-action? Kịch bản bám sát cốt truyện gốc, sự đầu tư thông minh cho các hiệu ứng, kỹ xảo phim vừa đủ, diễn viên phù hợp với vai, điển hình là Emma Watson trong vai công chúa Belle. Với “Người đẹp và quái vật”, Disney đã quá thông minh và có vẻ “chìu” lòng khán giả khi chọn Emma Watson cho vai diễn này - một cô gái với khuôn mặt ngây thơ, trong trẻo, lối diễn xuất hồn nhiên đã làm xiêu lòng khán giả. Bên cạnh đó, việc chuyển thể “nhẹ nhàng” khi giữ lại trọn vẹn nguyên tác cũng như những hình ảnh từ phim hoạt hình trước đó cũng làm khán giả dễ dàng tiếp nhận hơn, nhất là trẻ em.

Năm 2019, “Aladdin” mang đến thành công đầy bất ngờ cho Disney và đem về doanh thu hơn 1 tỷ USD. Có thể nói công thức thành công cho dòng phim live-action của Disney là khai thác triệt để cốt truyện, chọn đúng diễn viên và truyền thông một cách thông minh.

Với việc nghiên cứu về truyện cổ tích dân gian nước ngoài và xem đầy đủ các phim live-action của Walt Disney, Th.S Lê Thị Thanh Vy nhận định: “Để đánh giá thành công của một phim live-action, còn phải căn cứ vào nhiều tiêu chí khác như bố cục, cách kể, thông điệp... Có những bộ phim trung thành với cách kể trước đó của phim hoạt hình hay truyện cổ tích như ‘Người đẹp và quái vật’, có những bộ phim chọn cách kể khác, lật ngược lại vấn đề và triển khai những thông điệp mới như ‘Maleficent’. Cá nhân tôi nghĩ đây là những chuyển thể thành công, có những bộ phim ấn tượng và những bộ phim ít ấn tượng nhưng về cơ bản là tròn trịa, thuyết phục, thu hút. Chúng chưa phải là những tác phẩm thật sự đột phá về mặt nghệ thuật, về bố cục vẫn theo một mô hình “happy-ending” truyền thống không quá bất ngờ (có lẽ do đối tượng phim hướng đến chính yếu vẫn là thiếu nhi, thiếu niên) nhưng nó đem lại những trải nghiệm mới về những tác phẩm cũ. Cái mới khiến người xem suy nghĩ lại những vấn đề về đạo đức, thiện - ác, đúng - sai, tình yêu... mà các phiên bản hoạt hình hay truyện cổ tích trước đó chưa triển khai hoặc triển khai một cách đơn giản. Live-action của Walt Disney còn theo theo sát những phong trào xã hội tiến bộ (phong trào nữ quyền, LGBT) nên nó sẽ có những tác động xã hội tích cực, giúp phim đến gần với công chúng hơn.”

1-3
Phiên bản hoạt hình và phiên bản live-action của Aladdin.

Những “live-action” trong tương lai

Cuối năm nay, Disney sẽ lại tiếp tục giới thiệu đến khán giả phần tiếp theo của “Maleficent”. Theo dự đoán từ giới phê bình, “Maleficent 2” sẽ giải đáp những khúc mắc và khai thác triệt để các nhân vật bị bỏ quên ở phần 1. Trong dự định tương lai, phiên bản live-action của “Hoa Mộc Lan” cũng sẽ được trình làng vào năm 2020. Chỉ trong phần trailer “Hoa Mộc Lan” đã nhận vô vàn ý kiến trái chiều.

Chưa bàn đến cách lựa chọn diễn viên, Disney mắc khá nhiều dấu chấm hỏi khi các nhân vật trong phim nói tiếng Anh thay vì tiếng Trung Quốc (nơi sinh ra Hoa Mộc Lan). Bên cạnh đó, trang phục cũng được xem là sai lịch sử, sơ sài và không được đầu tư kỹ lưỡng. Nhưng đó chỉ là những bình luận trước khi ra mắt, phải chờ đến khi phim khởi chiếu mới có thể nhận xét chính xác.

Bên cạnh “Hoa Mộc Lan” thì “Nàng tiên cá” có thể là “trái ngọt” tiếp theo mà Disney muốn khai thác, hiện tại, bộ phim này đang trong giai đoạn tuyển chọn diễn viên và tiến hành sản xuất vào tháng 4/2020.

5-2
Hình ảnh Simba lúc nhỏ được tạo dựng bằng công nghệ thực tế ảo.

Đức Tiến - Kim Nhung - Ảnh: Disney, Walt Disney Studios

Bình luận

Nổi bật

Lần đầu tiên tại Đông Nam Á, Việt Nam có ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt tích hợp AI, giúp đánh giá nhanh đột quỵ chỉ trong 5 phút

Lần đầu tiên tại Đông Nam Á, Việt Nam có ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt tích hợp AI, giúp đánh giá nhanh đột quỵ chỉ trong 5 phút

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 16:31

Hệ thống CT 1975 lát cắt có tốc độ chụp 0,23 giây/độ phân giải thời gian 19,5 mili giây, phát hiện được các tổn thương nhỏ chỉ 0,23mm.

Cách chống đọng nước gương hậu ô tô: Bí quyết an toàn khi lái xe dưới trời mưa

Cách chống đọng nước gương hậu ô tô: Bí quyết an toàn khi lái xe dưới trời mưa

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:09

(CL&CS) - Giữ cho gương chiếu hậu ô tô không bị đọng nước trong quá trình lái xe dưới trời mưa là một phần rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đưa ngành khoa học và công nghệ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Đưa ngành khoa học và công nghệ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:09

(CL&CS) - Hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những năm qua đã phát triển đúng định hướng, bám sát những yêu cầu thực tiễn và từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục hướng tới những mục tiêu mới, KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) sẽ là một trong những trụ cột, động lực kiến tạo, đưa Đồng Nai phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.