TCVN 14223-3:2024 về an toàn thiết kế và lắp đặt máy cắt kính phẳng
(CL&CS) - Máy cắt kính hiện nay có phổ biến có 2 loại đó là tự động, máy cắt cầm tay. Dù là loại nào thì yêu cầu an toàn phải đặt nên hàng đầu và tuân theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14223-3:2024.
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại, máy cắt kính CNC đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong ngành công nghiệp sản xuất và chế tác kính. Thiết bị này bao gồm các thành phần chính như bàn cắt, đầu cắt, hệ thống điều khiển số, phần mềm CAD/CAM và các cảm biến đo lường.
Với khả năng xử lý đa dạng các loại kính như kính phẳng, kính cường lực, kính hộp hay kính nhiều lớp, máy cắt kính đã mang lại một cuộc cách mạng trong quy trình sản xuất, nâng cao đáng kể năng suất, độ chính xác và tính đa dạng của sản phẩm kính trong nhiều lĩnh vực ứng dụng từ xây dựng, nội thất đến ô tô và điện tử.
So với phương pháp gia công truyền thống, máy cắt kính giúp giảm thiểu đáng kể lượng nguyên vật liệu bị hao hụt. Theo nghiên cứu của Viện Vật liệu Xây dựng Việt Nam, việc sử dụng máy cắt có thể tiết kiệm từ 20-30% nguyên liệu kính so với phương pháp cắt thủ công. Ngoài ra, máy cắt chỉ cần một người vận hành, giúp giảm số lượng nhân công và thời gian sản xuất, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
Xong để máy cắt kính đảm bảo an toàn khi sử dụng thì việc thiết kế và lắp đặt máy kính phẳng nên tuân theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14223-3:2024 do Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn cho thiết kế và lắp đặt máy cắt kính phẳng có một cầu cắt chuyển động, hoạt động bằng cách cho kính đặt trên giá đỡ nằm ngang. Tiêu chuẩn này quy định cho cả việc vận chuyển kính trên máy. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho máy cắt kính phẳng bằng phương pháp cắt mài mòn hoặc bằng cách sử dụng chất lỏng áp lực cao hoặc laser. Không áp dụng cho việc xếp và dỡ kính phẳng lên hoặc ra khỏi máy cắt và lấy các mảnh vỡ ra. Không áp dụng cho băng tải và quạt được sử dụng như các bộ phận không thể tách rời của máy. Nếu có những rủi ro cụ thể phát sinh liên quan đến máy cắt kính phẳng phải đưa ra các biện pháp thích hợp. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc cắt kính dán. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc cắt khi kính đang chuyển động.

Máy cắt kính nên đáp ứng theo tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn. Ảnh minh họa
Yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ, tiêu chuẩn này nêu rõ máy phải tuân theo yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ. Ngoài ra, máy phải được thiết kế theo nguyên tắc quy định trong TCVN 7383: 2004 về an toàn máy (ISO 12100) cho các mối nguy hiểm có liên quan nhưng không đáng kể và không được đề cập đến trong tiêu chuẩn này.
Để tránh mối nguy hiểm kẹp dập cơ thể người ở cầu cắt di động, phải có một khoảng cách tối thiểu là 0,5m giữa các phần nhô ra ngoài cùng của cầu cắt có thể tiếp cận được và các bộ phận cố định nằm bên ngoài bàn cắt, chẳng hạn như bảng điều khiển/hệ thống điều khiển. Khi chỉ có thể tiếp cận vùng nguy hiểm thông qua các rào chắn di động có khoá liên động thì phải có khoảng cách tối thiểu là 0,4m giữa các phần nhô ra ngoài cùng và các bộ phận cố định của các rào chắn.
Việc cố định các ray dẫn hướng trong tầm với của người phải tạo thành bề mặt liên tục và nhẵn. Nguy cơ kẹp dập ngón tay giữa các công tắc giới hạn hành trình (bộ phát hiện vị trí) và các phương tiện vận hành trong tầm với của người phải được loại bỏ hoặc được bảo vệ bằng công tắc giới hạn hành trình với đòn bẩy có lò xo nhằm duy trì khe hở tối thiểu là 25mm hoặc công tắc hành trình được gắn phía dưới bàn cắt. Phải để lại một khe hở tối thiểu là 15mm giữa các cữ chặn định vị di động và mặt bàn cắt trong tầm với của người.
Chuyển động của đầu cắt ở vị trí cắt phải được khoá liên động với hệ thống vận chuyển, bao gồm cả đệm khí sao cho không thể thực hiện đồng thời hai chức năng. Khóa liên động phải đáp ứng các yêu cầu của ISO 13849-1:2008. Phải cung cấp một công tắc chính có thể khóa, phù hợp với EN 60204-1 tại vị trí điều khiển để ngắt nguồn điện của máy cắt.
Các thiết bị điều khiển khởi động và dừng của máy cắt phải được tách biệt và phải được bố trí sao cho có thể quan sát được sự hiện diện của người trong khu vực nguy hiểm. Việc điều khiển máy cắt phải được thiết kế sao cho không có bộ phận nào của máy di chuyển khi đóng nguồn hoặc phục hồi nguồn điện và chuyển đổi bộ chọn chế độ.
Các máy cắt kính phẳng trong điều kiện hoạt động bình thường dự định không có người tiếp cận phải trang bị các biện pháp an toàn để tránh nguy cơ va đập, nguy cơ tay người bị cầu cắt hoặc trục truyền động của nó kẹp dập và cuốn vào. Các chuyển động nguy hiểm phải dừng lại trước khi bất kỳ người nào có thể tiếp cận khu vực nguy hiểm.
Máy phát ra tiếng ồn phải ở mức tương đối thấp khi có thể thực hiện được. Do đó, việc giảm tiếng ồn phải là một phần không thể thiếu của quá trình thiết kế có tính đến các đo đạc tại nguồn như được mô tả chung trong ISO 11688-1:1998.
Yêu cầu ghi nhãn sản phẩm phải bao gồm: Tên doanh nghiệp và địa chỉ đầy đủ của nhà sản xuất và đại diện được ủy quyền của họ, nếu có; Ký hiệu của máy; Nhãn hiệu bắt buộc về mặt pháp lý; Năm sản xuất, là năm mà quá trình sản xuất hoàn thành; Ký hiệu số sê ri của kiểu, nếu có; Số sê ri hoặc số nhận dạng, nếu có; Thông tin kỹ thuật, ví dụ: điện áp, tần số, công suất.
Theo VietQ.vn
- ▪Nghị quyết số 57-NQ/TW: Phú Thọ chú trọng nâng cao năng suất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- ▪Nâng cao năng suất giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất và kinh doanh
- ▪Sử dụng các công cụ nâng cao năng suất là cần thiết cho nền kinh tế phát triển bền vững
- ▪Nghị quyết 57-NQ/TW: Bệ phóng đột phá khoa học công nghệ, nâng tầm năng suất, hiệu quả sản xuất
Bình luận
Nổi bật
TCVN 14223-3:2024 về an toàn thiết kế và lắp đặt máy cắt kính phẳng
sự kiện🞄Thứ sáu, 28/03/2025, 15:53
(CL&CS) - Máy cắt kính hiện nay có phổ biến có 2 loại đó là tự động, máy cắt cầm tay. Dù là loại nào thì yêu cầu an toàn phải đặt nên hàng đầu và tuân theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14223-3:2024.
TCVN 5746:2024 về phân loại đất, đá xây dựng
sự kiện🞄Thứ năm, 27/03/2025, 18:03
(CL&CS) - Đất, đá là thành phần không thể thiếu trong các công trình xây dựng nhưng để việc khai thác và sử dụng mang lại hiệu quả thì nên phân loại theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5746:2024.
Đề xuất quy định tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng cho chữ ký số và dịch vụ tin cậy
sự kiện🞄Thứ tư, 26/03/2025, 09:33
(CL&CS)- Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng cho chữ ký số, chứng thư chữ ký số và dịch vụ tin cậy.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.