TS Vũ Thành Tự Anh: ĐBSCL khó tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng

(CL&CS)- Theo TS Vũ Thành Tự Anh, ĐBCL đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về tài chính, tín dụng. Với đặc điểm kinh tế manh mún, nhỏ lẻ trong nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của vùng làm cho việc tiếp cận vốn của hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ trở nên khó khăn.

Theo TS Vũ Thành Tự An, việc cải thiện môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng là then chốt để thu hút đầu tư tư nhân, động lực tăng trưởng quan trọng nhất của vùng. (Ảnh: ĐT)

Theo TS Vũ Thành Tự An, việc cải thiện môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng là then chốt để thu hút đầu tư tư nhân, động lực tăng trưởng quan trọng nhất của vùng. (Ảnh: ĐT)

TS Vũ Thành Tự Anh, Giảng viên Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, đồng chủ biên Báo cáo Kinh tế Thường niên ĐBSCL năm 2024 thông tin, kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn tiếp tục tăng trưởng cao hơn mức bình quân của cả nước và cho thấy cơ hội bắt kịp các vùng khác. Đây là một điểm sáng.

Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế vùng vẫn chậm chuyển đổi trong 10 năm qua. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP năm 2024 còn cao hơn 1,1 điểm phần trăm so với năm 2023. Điều này là do các vòng xoáy đi xuống, hạn chế về thể chế và cơ sở hạ tầng yếu kém.

Đặc biệt, TS Vũ Thành Tự Anh cho rằng, tăng trưởng tín dụng của ĐBSCL lại thấp hơn so với cả nước, cho thấy khả năng hấp thụ vốn còn hạn chế và huy động vốn nội tại còn yếu. Tiếp cận tín dụng vẫn là một khó khăn lớn cho doanh nghiệp. Gần 60% doanh nghiệp ở ĐBSCL gặp khó khăn về tín dụng.

Theo TS Vũ Thành Tự Anh, ĐBSCL đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về tài chính, tín dụng. Đặc điểm kinh tế manh mún, nhỏ lẻ trong nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của vùng làm cho việc tiếp cận vốn của hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ trở nên khó khăn.

Tỷ trọng tín dụng nông nghiệp tại ĐBSCL đã tăng mạnh từ năm 2021, đạt đỉnh 61% nhưng đang có xu hướng giảm dần, phản ánh sự e ngại của các ngân hàng trước rủi ro biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp.

“Điều này cho thấy nguồn vốn tín dụng chưa thực sự được định hướng vào các hoạt động cải tiến công nghệ hay đầu tư thích ứng với biến đổi khí hậu, làm hạn chế quá trình chuyển đổi kinh tế của vùng” – TS Vũ Thành Tự Anh chia sẻ.

Theo TS Vũ Thành Tự Anh, môi trường kinh doanh của ĐBSCL đã giảm sút, chỉ còn ở mức trung bình của cả nước, gây khó khăn cho thu hút đầu tư. Số lượng doanh nghiệp trên 1.000 dân còn thấp, chủ yếu là doanh nghiệp siêu nhỏ. Mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp cao nhất cả nước trong năm 2024, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp rút khỏi thị trường cũng rất lớn, cho thấy sự tồn tại mong manh của doanh nghiệp.

Theo báo cáo, “đầu tư” sẽ là chìa khóa để giải quyết vòng xoáy kinh tế đi xuống mà ĐBSCL đang gặp phải. ĐBSCL xếp thứ tư trong sáu vùng kinh tế xã hội về quy mô đầu tư một cách nhất quán từ năm 2010 đến nay. Tốc độ tăng trưởng đầu tư thấp hơn mức trung bình cả nước là nguyên nhân chính, dẫn đến giảm tỷ trọng đầu tư của vùng.

Theo báo cáo, mảng đầu tư năng lượng là một điểm sáng của vùng. ĐBSCL xếp thứ ba toàn quốc về đầu tư năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, với sự tham gia chủ yếu của FDI và tư nhân trong nước.

Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra những rào cản đầu tư lớn như đầu tư công nghiệp tăng trưởng chậm; môi trường kinh doanh (thủ tục hành chính, tiếp cận đất đai, v.v.), cơ sở hạ tầng yếu kém (đặc biệt là giao thông và logistics), hạn chế về thị trường, và các vấn đề liên quan đến địa chất và biến đổi khí hậu.

Cơ sở hạ tầng giao thông, thị trường tiêu thụ, chi phí xây dựng và dịch vụ logistics được đánh giá là nhữ ng yếu tố hạn chế lớn nhất.

Từ những vấn đề đó, Báo cáo đề xuất nâng cao hiệu quả đầu tư và ưu tiên các lĩnh vực có tính lan tỏa cao như hạ tầng số; Tăng cường kết nối khu vực về hạ tầng và tư duy phát triển.

Đặc biệt, TS Vũ Thành Tự Anh nhấn mạnh, cần tháo gỡ các rào cản về môi trường kinh doanh trước khi nghĩ đến các biện pháp hỗ trợ khác; Xây dựng chiến lược phát triển rõ ràng với các ưu tiên cụ thể.

Trong quá trình đó, Nhà nước cần đóng vai trò trụ cột, đầu tư công tạo nền tảng thu hút đầu tư tư nhân. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy đầu tư tư nhân trong nước và coi đây là động lực tăng trưởng chính và cần sử dụng FDI có chọn lọc để tạo hiệu ứng lan tỏa và thúc đẩy đầu tư trong nước, kèm với việc Tận dụng ODA cho các mục tiêu chiến lược như nâng cao năng lực và ứng phó biến đổi khí hậu.

Báo cáo cũng khuyến nghị ĐBSCL nên tập trung vào chuyển đổi số, nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng xanh và phát triển nguồn nhân lực; Tăng cường phối hợp giữa các cấp, ngành và địa phương.

"Việc cải thiện môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng là then chốt để thu hút đầu tư tư nhân, động lực tăng trưởng quan trọng nhất của vùng", TS Vũ Thành Tự Anh nhấn mạnh.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

TS Vũ Thành Tự Anh: ĐBSCL khó tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng

TS Vũ Thành Tự Anh: ĐBSCL khó tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng

sự kiện🞄Thứ sáu, 28/03/2025, 15:56

(CL&CS)- Theo TS Vũ Thành Tự Anh, ĐBCL đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về tài chính, tín dụng. Với đặc điểm kinh tế manh mún, nhỏ lẻ trong nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của vùng làm cho việc tiếp cận vốn của hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ trở nên khó khăn.

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank): Những con số biết nói nhìn từ BCTC năm 2024

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank): Những con số biết nói nhìn từ BCTC năm 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 28/03/2025, 15:53

(CL&CS) - Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 12.168 tỷ đồng, tăng 73% so với năm trước, hoàn thành 116% kế hoạch lợi nhuận đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Nam A Bank tăng vốn điều lệ lên 18.007 tỷ đồng

Nam A Bank tăng vốn điều lệ lên 18.007 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 28/03/2025, 15:52

(CL&CS)- Năm 2025, Nam A Bank đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 16%, lợi nhuận trước thuế tăng 10% lên 5.000 tỷ đồng. Đại hội đồng cổ đông thông qua việc tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.281 tỷ đồng, nâng mức vốn điều lệ từ hơn 13.725 tỷ đồng lên mức hơn 18.007 tỷ đồng.