Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
(CL&CS) - Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng ở mức 18 - 25% mỗi năm.
Năm 2024, quy mô thị trường đạt trên 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm khoảng 9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Điều này cho thấy người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các phương thức mua sắm trực tuyến, do những ưu điểm như nhanh chóng, đa dạng sản phẩm lựa chọn, giá cả phải chăng hơn do người kinh doanh không mất tiền thuê mặt bằng, dễ dàng tiếp cận với khách hàng.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, các vi phạm trong lĩnh vực này cũng rất phức tạp và không ngừng gia tăng. Theo Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, chỉ tính riêng 9 tháng năm 2024, cơ quan này đã tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại liên quan tới thương mại điện tử với 64 vụ, chiếm 9,4% tổng số vụ, tăng cao hơn so với năm 2023 là 5,5%.
Còn theo số liệu của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Bộ Công Thương, trong năm 2024, riêng lĩnh vực thương mại điện tử, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra, xử lý trên 3.400 vụ, trong đó riêng lĩnh vực hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xử lý 1.256 vụ, xử phạt vi phạm hành chính khoảng 1,9 triệu USD, trị giá hàng hóa tịch thu, xử lý khoảng gần 2 triệu USD…
Trên thực tế, quy định pháp luật liên quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung, trong lĩnh vực thương mại điện tử nói riêng, đã không ngừng được hoàn thiện. Tại Tọa đàm “Tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam trong tiến trình hội nhập thương mại điện tử quốc tế”, diễn ra vừa qua, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia Nguyễn Quỳnh Anh cho biết, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2024 đã đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Riêng với bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng, Luật có một số điểm mới quan trọng, như: quy định chi tiết nghĩa vụ của từng chủ thể, như với sàn thương mại điện tử hoặc chủ của nền tảng số trung gian phải công khai đầu mối để xử lý khiếu nại của người tiêu dùng; minh bạch thông tin về sản phẩm; công khai danh tính của người bán hàng. Về phía người tiêu dùng được bảo vệ thông tin cá nhân, bao gồm cả lịch sử giao dịch… Luật cũng đưa ra giải pháp giải quyết tranh chấp trên nền tảng số với 4 hình thức là thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án…
Cùng với đó, công tác thông tin, tuyên truyền về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng đã được quan tâm, với việc phát động ngày Quyền của người tiêu dùng (15.3) hàng năm. Đây là dịp để nâng cao nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của người tiêu dùng, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình hội nhập và phát triển bền vững… “Hiện, chúng ta đã tạo được vòng tròn khép kín, từ khung pháp lý, tuyên truyền, phổ biến, trao đổi thông tin trong khuôn khổ hợp tác quốc tế, xử lý hành vi vi phạm”, bà Nguyễn Quỳnh Anh nhận xét.
Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thừa nhận, để bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử là thách thức rất lớn. Khi thương mại điện tử càng phát triển, giao dịch càng nhiều thì vi phạm cũng càng nhiều, người tiêu dùng càng trông đợi rất nhiều vào cơ quan quản lý nhà nước. “Thách thức lớn nhất của cơ quan quản lý là làm sao nghe được tiếng nói của người tiêu dùng, những khó khăn, trải nghiệm của họ, để giải quyết phần nào vướng mắc của họ trong giao dịch điện tử”, bà Nguyễn Quỳnh Anh cho biết. Thêm vào đó, mô hình kinh doanh trên nền tảng số rất phức tạp, “thiên biến vạn hóa”, nên việc xác định các vi phạm là rất khó khăn. Việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng cũng rất thách thức…
Trong bối cảnh đó, việc hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là rất cần thiết. Mới đây, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia phối hợp với Đại sứ quán Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về bảo vệ người tiêu dùng, có hiệu lực đến tháng 3.2028.
Đây sẽ là cầu nối để hai bên hợp tác trong việc nâng cao hành vi, kiến thức về pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng và tăng cường công tác giám sát, thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật; hợp tác chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển công tác bảo vệ người tiêu dùng, duy trì tính minh bạch thông tin cho người tiêu dùng ở cả thị trường truyền thống lẫn thương mại điện tử. “Chúng tôi rất trông đợi vào Bản ghi nhớ để tìm ra phương án, học tập kinh nghiệm của Vương quốc Anh trong việc ghi nhận, tiếp nhận thông tin từ người tiêu dùng; thu hồi sản phẩm, kiểm soát hàng hóa lưu thông…”, bà Nguyễn Quỳnh Anh chia sẻ.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ban chấp hành Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam Vũ Văn Trung cho rằng, trong lĩnh vực thương mại điện tử, người tiêu dùng luôn ở thế yếu vì thiếu thông tin, thiếu kiến thức. Do đó, để làm tốt công tác bảo vệ người tiêu dùng ở lĩnh vực này trong thời gian tới, cần đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo về các hành vi vi phạm. Về phía người tiêu dùng, “hãy mạnh dạn lên tiếng để tự bảo vệ quyền lợi của mình, từ đó cơ quan quản lý, các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ vào cuộc”, ông Trung đề xuất.
Hà Tĩnh
Bình luận
Nổi bật
Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
sự kiện🞄Thứ sáu, 28/03/2025, 15:53
(CL&CS) - Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng ở mức 18 - 25% mỗi năm.
Bộ Y tế: Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội
sự kiện🞄Thứ tư, 26/03/2025, 11:03
(CL&CS) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế Hà Nội tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm, kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, dầu mỡ chiên rán thực phẩm, đặc biệt đối với các mặt hàng thịt nướng, xiên que, đồ ăn nhanh...
Bộ Y tế thông tin kẹo rau củ Kera chứa chất mà trên nhãn không ghi
sự kiện🞄Thứ sáu, 21/03/2025, 16:02
(CL&CS) - Bộ Y tế đề nghị xử lý các vi phạm liên quan đến viên kẹo rau củ Kera theo đúng quy định của pháp luật.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.