‘‘Siêu Ủy ban’’ CMSC có khắc phục được điểm yếu của SCIC?
(NTD) - Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước (CMSC) chính thức ra mắt đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trên 1 triệu tỷ đồng và tổng giá trị tài sản hơn 2,3 triệu tỷ đồng. CMSC được kỳ vọng sẽ khắc phục điểm yếu chí tử của SCIC.
“Siêu Ủy ban” gánh nhiều kỳ vọng
Chiều 30/9/2018, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước (Commission for the Management of State Capital at Enterprises, viết tắt là CMSC) được ví như "Siêu Ủy ban" đã chính thức ra mắt đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trên 1 triệu tỷ đồng và tổng giá trị tài sản hơn 2,3 triệu tỷ đồng tại 19 tập đoàn, tổng Công ty Nhà nước.
CMSC được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ và phần vốn Nhà nước tại công ty CP, công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá vai trò của CMSC là rất lớn. Theo Thủ tướng, 19 tập đoàn, tổng công ty do CMSC quản lý là các doanh nghiệp chủ chốt trong các ngành thiết yếu, không chỉ vốn lớn mà còn có vị trí lớn trong nền kinh tế.
Trong buổi ra mắt CMSC, Thủ tướng nhấn mạnh: ‘‘Chúng ta phải lựa chọn, xây dựng ủy ban trở thành một cơ quan chuyên nghiệp, hiện đại hay lại là một cơ quan quan liêu, kiểu cũ tạo ra gánh nặng cho đất nước’’.
Trước đó, trong một hội thảo về doanh nghiệp Nhà nước, ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào CMSC. Ông cho rằng ủy ban này phải tập trung quản lý được vốn, không vừa đá bóng vừa thổi còi như một số bộ, ngành trước đây. Theo ông, mục đích quan trọng tiếp theo là làm thế nào sử dụng, quản lý nguồn vốn của Nhà nước một cách hiệu quả.
Siêu Ủy ban sẽ đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trên 1 triệu tỷ đồng, tổng giá trị tài sản hơn 2,3 triệu tỷ đồng. |
Khắc phục điểm yếu của SCIC
Đây là lần thứ 2 một đơn vị quản lý vốn Nhà nước siêu khủng ra đời. Cách đây 8 năm, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) “chào sân” với rất nhiều kỳ vọng lớn lao. Sự ra đời của SCIC nằm trong tiến trình cải cách kinh tế nói chung và cải cách doanh nghiệp Nhà nước nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.
Thế nhưng, rốt cuộc, SCIC chưa làm được nhiều điều. Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Bùi Đức Thụ từng đánh giá kỳ vọng của Chính phủ vào SCIC khi thành lập tổng công ty này là rất lớn. Nhưng thực tế hoạt động của SCIC lại khiến không ít người thất vọng, trong đó có cả những đại biểu quốc hội như ông.
Theo ông Thụ, bên cạnh những doanh nghiệp Nhà nước mà SCIC đang nắm giữ vốn như Vinamilk ăn nên làm ra, thì cũng không ít doanh nghiệp Nhà nước có tỷ suất lợi nhuận/vốn âm, thậm chí ăn mòn vốn.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng không đánh giá cao hoạt động của SCIC. Theo ông Phong, SCIC có nhiều tồn tại, trong đó, tồn tại lớn nhất chính là Tổng công ty này chỉ dừng lại ở nhiệm vụ kế toán. Ông Phong đánh giá SCIC không có tư vấn, không có đầu tư. Vì thế, nền kinh tế cần 1 ủy ban mới to hơn.
Nhận xét của ông Phong được thể hiện rõ qua “núi tiền” mà SCIC mang đi gửi ngân hàng hàng năm. Trong suốt thời gian dài, báo chí rất nhiều lần “phàn nàn” về việc SCIC không mang tiền đi đầu tư mà lại gửi ngân hàng lấy lãi suất tiết kiệm. Trong 6 tháng đầu năm 2018, SCIC tiếp tục lặp lại vấn đề này.
Tại thời điểm cuối quý 2/2018, SCIC có 19.833 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng trong danh mục các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Chỉ tiêu này tăng từ con số 18.980 tỷ đồng hồi cuối năm 2017. Đó còn chưa kể 22 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng được hạch toán trong chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền”.
Với việc “chăm” ôm tiền đi gửi ngân hàng thay vì đưa vào đầu tư, SCIC khó có thể “nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp” như kỳ vọng ban đầu đề ra. Và cuối cùng, SCIC cũng đã “về” với CMSC.
Vì vậy, CMSC được kỳ vọng sẽ khắc phục được những điểm yếu của SCIC. Ông Phong tin rằng “Đây là thể thức rút kinh nghiệm từ SCIC”. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, theo ông Phong, chưa thể dự báo trước được điều gì về CMSC.
“CMSC đang là mục tiêu, bảo đánh giá hiệu quả hay không thì khó. Nhưng chúng ta hy vọng mọi thứ sẽ tốt hơn, tốt hơn đến đâu thì phải chờ vì phụ thuộc 2 yếu tố. Đó là con người và cơ chế hoạt động. Nếu Nhà nước chỉ áp đặt thì CMSC khó hoàn thành nhiệm vụ”.
19 Tập đoàn,Tổng công ty do CMSC quản lý gồm: Bộ Tài chính: Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) Bộ Công thương: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam); Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem); Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG); Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba); Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin); Bộ Thông tin và Truyền thông: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); Tổng công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone); Bộ Giao thông Vận tải: Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines); Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines); Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR); Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC); Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV); Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe); Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II); Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood I); Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor). |
Bảo Linh
Bình luận
Nổi bật
Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động
sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09
Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.
Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải
sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57
Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.
Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời
sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00
(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.