Thứ tư, 05/05/2021, 11:03 AM

Sẽ có những biện pháp xử lý nghiêm vấn nạn mạo danh trong quảng cáo, kinh doanh TPBVSK

(CL&CS) - Cơ quan chức năng khẳng định tất cả các đối tượng xưng dành là bác sỹ bán thuốc trên mạng internet đều là giả mạo.

Thủ đoạn tinh vi

Như Chất lượng Việt Nam Online (VietQ.Vn) đã đăng tải bài viết “Báo động vấn nạn mạo danh quảng cáo trong hoạt động kinh doanh TPBVSK” để phản ánh về thực trạng mạo danh người nổi tiếng, y bác sỹ trong quảng cáo kinh doanh TPBVSK lừa dối người tiêu dùng. Qua đó phần nào phản ánh về những góc khuất của thị trường TPCN hiện nay đang méo mó vì phát triển quá nóng những năm gần đây.

783218EA-82D6-4EEE-B555-9C256932E2B3

Trải qua nhiều tuyến bài tìm hiểu vạch trần bản chất của hoạt động kinh doanh TPBVSK trên thị trường hiện nay, PV VietQ.vn đúc kết được sở dĩ vấn nạn mạo danh quảng cáo có thể nở rộ như vậy vì phần lớn do bộ phận những người kinh doanh chộp giật, “lướt sóng” thị trường nên thủ đoạn thường rất tinh vi nhằm qua mặt cơ quan chức năng.

Có thể mô tả một vài thủ đoạn như sau, đơn vị kinh doanh khi cho ra đời 1 sản phẩm thường lập ra rất nhiều địa chỉ, trang web trên internet, mạng xã hội rồi gắn mác, chắp vá hình ảnh, quảng cáo dối trá sai công dụng để lừa dối người tiêu dùng. Khi sự việc được phát giác, đơn vị phân phối thường phủi bỏ trách nhiệm, đổ lỗi cho đại lý tự chạy quảng cáo, hoặc không nhận những địa chỉ quảng cáo sai quy định là thuộc công ty quản lý. Vòng đời một sản phẩm hoặc địa chỉ quảng cáo mạo danh, dối trá thường rất ngắn, hễ khi vi phạm bị phát giác thì có thể thay đổi tên mẫu mã sản phẩm tức thì, còn các địa chỉ quảng cáo mạo danh thì lại mọc ra một chi mới.

Chính sự tinh vi, tráo trở này nên cơ quan chức năng xử lý có khi không xuể, hoặc không thể xác minh hết được các địa chỉ, công ty đang có dấu hiệu vi phạm vì trên thị trường có hàng nghìn sản phẩm đang được quảng cáo mạo danh có chung một công thức. Bản thân người tiêu dùng, người bị mạo danh thì bất lực trước những thông tin sai trái.

Hành vi mạo danh bị nghiêm cấm

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, các doanh nghiệp sử dụng, lợi dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của tổ chức y tế, cán bộ y tế để quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng là hành vi bị nghiêm cấm.

A967E182-3351-4AFC-A04A-366B95E585F7

Thời gian qua, Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt rất nhiều cơ sở, cá nhân sử dụng hình ảnh của nhân viên y tế để quảng cáo, thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh. Thậm chí, có những đơn vị vi phạm quảng cáo đã bị xử phạt với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng…

Về phía người tiêu dùng, ông Phong khuyến cáo, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng chỉ mang tính hỗ trợ. Vì thế, tất cả những quảng cáo về công dụng thần kì, gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh đều là những quảng cáo "nổ" vi phạm quy định.

“Với những sản phẩm đang có dấu hiệu vi phạm, Cục An toàn thực phẩm đã phát đi thông báo, chúng tôi khuyến cáo người tiêu dùng không mua, sử dụng các sản phẩm quảng cáo sai sự thật”, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm nêu.

Thông tin về việc thanh, kiểm tra xử lý sai phạm thuộc lĩnh vực quản lý, ông Nguyễn Văn Nhiên, Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho biết, theo quy định của Bộ Y tế, các bác sỹ không được phép bán, quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên mạng xã hội. Do đó, tất cả đối tượng xưng danh là bác sỹ để bán thuốc trên mạng xã hội đều là giả mạo. Ngành Y tế đã và đang phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tăng cường công tác thanh tra, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm, có dấu hiệu lừa đảo người dân.

“Để bảo đảm an toàn cho chính bản thân và gia đình mình, người dân cần nâng cao cảnh giác, không bị các đối tượng mạo danh bác sĩ, hay bệnh viện điều trị, kê đơn, bán thuốc… gây thiệt hại không đáng có”, ông Nguyễn Văn Nhiên lưu ý.

Theo VietQ

Bình luận

Nổi bật

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… nên những giải pháp về truy xuất nguồn gốc được khuyến nghị thực hiện nhằm bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:09

(CL&CS) - “Một bước trước- một bước sau” là nguyên tắc truy xuất nguồn gốc mà tổ chức, cá nhân phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất nguồn gốc...

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc hàng hóa phải đủ 10 thông tin cơ bản

sự kiện🞄Thứ hai, 15/04/2024, 17:01

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy định dữ liệu truy xuất sản phẩm, hàng hóa phải tối thiểu 10 thông tin cơ bản giúp người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc hàng hóa.