Chủ nhật, 25/02/2024, 20:59 PM

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Phải có cách tiếp cận mới, tư duy mới

(CL&CS) - Muốn phát triển vững mạnh, TP Hà Nội cần xác định rõ được những tiềm năng riêng có, các thế mạnh khác biệt và nổi trội. Đặc biệt trong bản quy hoạch lần này cần phải có cách tiếp cận mới, tư duy mới, mở rộng tầm nhìn phát triển và đưa ra lộ trình thực hiện rõ ràng.

Mới phát triển được 2/8 trục hướng tâm

Đánh giá về việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch TP Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, quy hoạch TP Hà Nội được lập trong bối cảnh có những thuận lợi vì đã có Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025; các quy hoạch ngành quốc gia (nhất là các quy hoạch về hạ tầng giao thông, điện…). Đặc biệt, quy hoạch tổng thể quốc gia đã được Quốc hội thông qua là căn cứ, cơ sở để TP Hà Nội xem xét, cụ thể hóa những định hướng phát triển trên địa bàn thông qua quy hoạch.

Bên cạnh những lợi thế, kết quả đạt được, TP Hà Nội vẫn còn một số khó khăn, thách thức và “điểm nghẽn” cần giải quyết như vị thế kinh tế của Hà Nội có xu hướng giảm dần so với các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Hồng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa hình thành rõ rệt được các ngành kinh tế mũi nhọn, hiệu quả cao.

Ngoài ra, còn nhiều tồn tại về phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (giao thông, điện, năng lượng, thông tin, truyền thông, cấp, thoát, nước, thủy lợi, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội). Ba vấn đề lớn là tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường và ngập lụt. Các tuyến giao thông thuộc hệ thống hạ tầng khung vẫn chưa được hình thành đồng bộ, đặc biệt thiếu các trục xuyên tâm Bắc Nam và Đông Tây. Việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao còn thiếu sự đồng bộ, liên thông, liên kết, chưa phát huy được tiềm năng.

Kết nối giữa Hà Nội với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, đặc biệt các tỉnh tiểu vùng phía Nam, còn chưa đồng bộ và chưa phát triển đúng mức. Hà Nội mới phát triển được 2/08 trục hướng tâm đã được xác định trong quy hoạch. Các nút giao thông vào Thủ đô thường xuyên ùn tắc. Là thành phố không có biển, Hà Nội gặp hạn chế trong cạnh tranh về phát triển dịch vụ, logistics, ảnh hưởng đến độ mở nền kinh tế.

Bên cạnh đó, quy mô dân số Hà Nội đã vượt mức dự báo do tăng dân số cơ học, việc giãn dân khỏi nội đô là không khả thi, tạo áp lực rất lớn đến hạ tầng và chất lượng sống của người dân. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông, ngòi; có nền địa chất yếu tạo ra thách thức đến sự phát triển các công trình ngầm, nhất là phát triển không gian ngầm.

Quy hoạch góp phần xây dựng Thủ đô hiện đại, văn minh, phát triển bền vững. Ảnh minh họa: Internet.

Quy hoạch góp phần xây dựng Thủ đô hiện đại, văn minh, phát triển bền vững. Ảnh minh họa: Internet.

Tổ chức không gian phát triển với 5 trục động lực

Do vậy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, muốn phát triển vững mạnh, TP Hà Nội cần xác định rõ được những tiềm năng riêng có, các thế mạnh khác biệt và nổi trội; đặc biệt trong bản quy hoạch lần này cần phải có cách tiếp cận mới, tư duy mới, mở rộng tầm nhìn phát triển và đưa ra lộ trình thực hiện rõ ràng. "Phát triển phải có trọng tâm, trọng điểm; dựa trên liên kết vùng để tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế và tương xứng với vị trí, cực tăng trưởng phát triển của vùng và cả nước. Các mục tiêu cần bám sát với thực tế, xu hướng phát triển để hướng tới Hà Nội tiếp tục là cực tăng trưởng của cả nước”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Phát biểu phiên họp thẩm định quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, TP Hà Nội coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu để cụ thể hóa Nghị quyết số 45 cũng như các nghị quyết mang tính chiến lược với mục tiêu mơ xa, nghĩ lớn, khát vọng vươn lên, tầm nhìn chiến lược, giải pháp thông minh, hành động quyết liệt, kết quả thực chất, phục vụ nhân dân.

Dự thảo quy hoạch xác định các điểm nghẽn như hạ tầng thiếu đồng bộ, hạ tầng giao thông công cộng, đặc biệt là đường sắt đô thị chưa phát triển; năng lực quản lý còn hạn chế, chưa có động lực để nâng cao tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, chưa tạo được những đột phá trong quản lý để mở đường cho phát triển; quy hoạch đô thị chậm đổi mới, các quy chuẩn quy hoạch chưa theo kịp xu hướng hiện đại; ô nhiễm môi trường và các quy định về quản lý, khai thác các dòng sông chưa phù hợp đang làm mất lợi thế tự nhiên của Hà Nội;…

Đồng thời, đưa ra 6 nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch, nổi bật là giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm các dòng sông, xử lý ô nhiễm môi trường các sông Nhuệ, sông Đáy để đảm bảo nguồn nước tưới an toàn cho nông nghiệp; giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng tại các khu vực đô thị, đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ cho các vùng địa hình thấp trũng; giải quyết căn bản tình trạng kẹt xe tại các cửa ngõ thành phố và tình trạng ùn tắc giao thông đô thị vào giờ cao điểm.

Và xác định phương hướng phát triển các ngành quan trọng; tổ chức không gian. phát triển Thủ đô Hà Nội với 5 trục động lực. Phát triển hạ tầng giao thông kết nối 4 phương thức vận tải bao gồm hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt đô thị với đường sắt quốc gia kết nối liên vùng và quốc tế, đường thủy nội địa với vận tải biển; đường vành đai 4 và 5 kết nối vùng.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là cơ sở đặc biệt quan trọng để các cấp, các ngành nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện những chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển và các dự án đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế trong năm 2024?

Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế trong năm 2024?

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 16:06

Sân vận động được thiết kế có sức chứa lên tới 22.000 khán giả, có mái che và các hệ thống trang thiết bị đồng hồ hiện đại, diện tích sân bóng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế

Cú ‘bắt tay’ gây chấn động giới địa ốc giúp Lạng Sơn ‘mở cửa’ đón khu đô thị nghìn tỷ

Cú ‘bắt tay’ gây chấn động giới địa ốc giúp Lạng Sơn ‘mở cửa’ đón khu đô thị nghìn tỷ

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:55

Dự án sẽ được chia làm 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 không quá 15 tháng; giai đoạn 2 không quá 18 tháng kể ngày nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất.

Cao tốc đắt nhất Việt Nam sở hữu cây cầu văng lớn nhất cả nước hơn 7.000 tỷ đồng

Cao tốc đắt nhất Việt Nam sở hữu cây cầu văng lớn nhất cả nước hơn 7.000 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:29

Cây cầu này đứng thứ 3 trong số 7 cây cầu dây văng có nhiều nhịp nhất thế giới.