Thứ hai, 14/04/2025, 11:26 AM

Quy hoạch 21 nhà ga trọng điểm trên 4 tuyến đường sắt

(CL&CS) - Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Quy hoạch một số ga đường sắt quốc gia, ga trong đô thị, ga đầu mối, ga liên vận quốc tế.

Tầm nhìn đến năm 2050

Theo liên danh tư vấn lập quy hoạch CCTDI - TRICC (Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển GTVT và Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT), Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu mạng lưới đường sắt quốc gia phải đủ năng lực vận chuyển 11,8 triệu tấn hàng hóa (tăng 2,3 lần so với năm 2019) và 21,5 triệu hành khách (tăng 2,7 lần).

gas hn

Hình minh họa

Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường sắt, việc quy hoạch nhằm tăng năng lực thông qua của các ga, đặc biệt là các ga trong đô thị, ga đầu mối và ga liên vận quốc tế là hết sức cần thiết.

Hiện nay, ngoài các ga đã được đưa vào 3 dự án đường sắt quy hoạch lớn gồm: khu đầu mối đường sắt Hà Nội, khu đầu mối đường sắt TP.HCM và tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, nhiều ga khác cũng cần được đưa vào quy hoạch. 

Đây là cơ sở pháp lý cho việc định hướng quỹ đất và lập kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng, do nhiều ga hiện chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải tương lai. Việc quy hoạch các ga cũng nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong sử dụng đất, kết nối giao thông và phát triển các khu đô thị, chức năng theo mô hình đô thị phát triển theo định hướng giao thông (TOD).

Nhiều nhà ga chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải trong tương lai

Hiện nay, tuyến Hà Nội - Đồng Đăng hiện khai thác chính ga Yên Viên và Đồng Đăng. Các ga Đồng Đăng, Yên Trạch, Kép và Sen Hồ được đánh giá có tiềm năng khai thác vận tải.

Tuyến Hà Nội - TP.HCM có 161 ga, trong đó 20 ga có lượng hành khách và hàng hóa lớn, từ 50.000 đến 1 triệu lượt khách, từ 100.000 tấn hàng/năm.

Tuyến Hà Nội - Lào Cai khai thác chính các ga Yên Viên, Đông Anh, Xuân Giao và Lào Cai. Tuyến Hà Nội - Hải Phòng có các ga Gia Lâm, Hải Dương và Hải Phòng.

Về hạ tầng, các tuyến đường bộ dẫn vào nhà ga hành khách cơ bản thuận lợi, nhưng đường vào bãi hàng thường hẹp, do đi chung với đường địa phương. Các ga lớn như Vinh, Diêu Trì, Nha Trang, Tháp Chàm - gắn với lượng khách du lịch từ 500.000 đến 1 triệu lượt/năm - cần được cải tạo, mở rộng.

Các ga có lượng khách liên vận quốc tế lớn gồm Yên Trạch, Đồng Đăng (gần 3 triệu lượt/năm) và Lào Cai (trên 12 triệu lượt/năm).

Về hàng hóa, các ga Lào Cai, Đồng Đăng, Vật Cách có sản lượng từ 2 triệu tấn/năm trở lên. Các ga Yên Trạch, Trường Lâm, Kim Liên, Diêu Trì, Xuân Giao A đạt từ 1- 2 triệu tấn/năm. Một số ga khác như Kép, Vinh, Tháp Chàm cũng có sản lượng lớn (trên 500.000 tấn/năm).

Quy hoạch 21 ga trọng điểm trên 4 tuyến

Từ đây, Tư vấn đề xuất lập quy hoạch cho 21 ga trọng điểm trên bốn tuyến đường sắt đang khai thác thường xuyên, bao gồm các ga trong đô thị, ga đầu mối và ga liên vận quốc tế (ngoại trừ các ga đã thuộc các dự án quy hoạch riêng nêu trên). Thời kỳ quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

Cụ thể, trên tuyến Hà Nội - Đồng Đăng quy hoạch 4 ga (Đồng Đăng, Yên Trạch, Kép, Sen Hồ).

Tuyến Hà Nội - TP. HCM quy hoạch 12 ga (Ninh Bình, Trường Lâm, Vinh, Đông Hà, Kim Liên, Diêu Trì, Nha Trang, Vĩnh Trung, Tháp Chàm, Cà Ná…).

Tuyến Hà Nội - Lào Cai quy hoạch 4 ga (Lào Cai, Xuân Giao A, Việt Trì, Hương Canh) và tuyến Hà Nội - Hải Phòng quy hoạch 2 ga (Cao Xá, Vật Cách)

Trong đó, các ga liên vận quốc tế bao gồm Đồng Đăng, Kép, Sen Hồ, Cao Xá, Lào Cai.

Tư vấn đề xuất ưu tiên đầu tư các ga có sản lượng hàng hóa, hành khách lớn (trên 200.000 tấn hoặc hành khách/năm) và đang có điểm nghẽn về hạ tầng làm hạn chế năng lực tuyến. Ngoài ra, các ga có tiềm năng khai thác hàng hóa liên vận quốc tế và phục vụ xuất nhập khẩu cũng được xem xét đầu tư.

Việc đầu tư sẽ căn cứ theo dự báo vận tải từng thời điểm. Trong trường hợp có thay đổi kịch bản khai thác thực tế, có thể báo cáo cấp thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch hoặc quyết định đầu tư sớm hơn. Các ga hiện hữu sẽ được cải tạo trong phạm vi ranh giới hiện trạng. Nếu cần mở rộng, sẽ phải có sự thống nhất với địa phương hoặc trình Thủ tướng xem xét.

Tùng Lộc

Bình luận

Nổi bật

Dồn lực thi công, hoàn thành 4 dự án quan trọng thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông

Dồn lực thi công, hoàn thành 4 dự án quan trọng thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông

sự kiện🞄Thứ bảy, 07/06/2025, 20:11

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, dồn lực thi công, hoàn thành 4 dự án quan trọng thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra. Đẩy nhanh tiến độ nhưng vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn để bảo đảm chất lượng công trình, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng vì tiến độ mà bỏ qua yêu cầu về chất lượng.

Thủ tướng chủ trì cuộc họp rà soát các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc

Thủ tướng chủ trì cuộc họp rà soát các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc

sự kiện🞄Thứ tư, 21/05/2025, 16:02

(CL&CS) - Chiều tối ngày 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan để rà soát việc triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Hướng tới hệ thống vé liên thông toàn quốc: Đột phá trong giao thông công cộng

Hướng tới hệ thống vé liên thông toàn quốc: Đột phá trong giao thông công cộng

sự kiện🞄Thứ tư, 21/05/2025, 08:07

(CL&CS) - Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, việc triển khai thẻ vé thông minh không chỉ là câu chuyện kỹ thuật, mà còn là chiến lược quốc gia. Việc tích hợp trong thanh toán vé giúp giảm thiểu thủ tục, đồng thời nâng cao tính an toàn và tiện lợi, liên thông, hướng tới một hệ thống giao thông công cộng văn minh, hiện đại và kết nối toàn quốc.