Quy định mới về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
(CL&CS)- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 01/2024/TT-BKHCN ngày 18 tháng 01 năm 2024 quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Thông tư này quy định về nội dung, trình tự và tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Căn cứ kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Theo Thông tư quy định, các căn cứ kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường bao gồm:
Thông tin, cảnh báo về hàng hóa lưu thông trên thị trường không phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 38 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thông tin phản ánh dưới mọi hình thức của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước về dấu hiệu vi phạm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhãn hàng hóa.
Quy định mới về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Kết quả khảo sát hoặc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phát hiện hàng hóa có nhãn hàng hóa không đúng quy định hoặc có dấu hiệu chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Theo yêu cầu quản lý hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về chất lượng sản phẩm, hàng hóa chuyển đến.
Theo kế hoạch kiểm tra hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối tượng áp dụng
Theo đó, Thông tư này quy định về nội dung, trình tự và tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường. Với đối tượng áp dụng là cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Đối tượng kiểm tra là hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam; Hàng hóa trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh không thuộc đối tượng kiểm tra quy định tại Thông tư này.
Nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa
Thông tư quy định cụ thể nội dung kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trong đó, kiểm tra thông tin hàng hóa gồm: Kiểm tra nhãn hàng hóa và tài liệu kèm theo mà quy định buộc phải có; kiểm tra tiêu chuẩn công bố áp dụng, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy theo quy định; kiểm tra mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định.
Kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa so với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, nhãn hàng hóa và tài liệu kèm theo; kiểm tra các nội dung khác liên quan đến chất lượng hàng hoá.
Trong quá trình kiểm tra, trường hợp hàng hóa có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng thì Trưởng đoàn kiểm tra quyết định lấy mẫu theo quy định.
Đối với hàng hóa kinh doanh trong hoạt động thương mại điện tử, ngoài kiểm tra theo quy định, Đoàn kiểm tra tiến hành so sánh tính thống nhất của các thông tin trên các trang thông tin điện tử với thực tế của hàng hóa được kiểm tra.
Về phía người bán hàng cần có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trường hợp người bán hàng có thực hiện hoạt động thương mại điện tử thì phải tuân thủ các quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử; Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử; Người bán hàng có trách nhiệm thực hiện lưu mẫu, xử lý mẫu theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ 3/3/2024.
Trung Kiên
- ▪Quy định mới về kiểm tra chất lượng phương tiện đường sắt
- ▪Quy định mới về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất thuộc quản lý của Bộ KH&CN
- ▪Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng phân bón trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- ▪Hà Nội phấn đấu 100% chợ được giám sát, lẫy mẫu kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm
Bình luận
Nổi bật
Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:17
(CL&CS) - Hiện nay, ISO 22000:2018 được áp dụng nhiều tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có liên quan đến thực phẩm, từ đó, giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh.
4 bước triển khai đo lường năng suất tại doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:06
(CL&CS) - Để triển khai đo lường năng suất doanh nghiệp cần thực hiện qua 4 bước bao gồm: Chuẩn bị dữ liệu; Tính toán; Phân tích và cuối cùng là Cải tiến và duy trì.
7 công cụ quản lý chất lượng cho doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:01
(CL&CS) - Để các hệ thống quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được phát huy tối đa hiệu quả, việc hiểu và thực hành một cách nhuần nhuyễn các công cụ hỗ trợ cải tiến năng xuất, chất lượng là việc không thể thiếu. Ngoài Kaizen, 5s hay Lean 6 Sigma thì không thể nhắc đến bộ công cụ quản lý “7 công cụ quản lý chất lượng” trong sản xuất của doanh nghiệp.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.