Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 8/11/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ảnh minh họa.
Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm; xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước.
Thành lập mới 61 khu bảo tồn
Quy hoạch đặt mục tiêu cụ thể là mở rộng, nâng cấp và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên; chuyển tiếp 178 khu bảo tồn hiện có (trong đó chuyển hạng 07, mở rộng 27 khu bảo tồn); thành lập mới 61 khu bảo tồn; nâng tổng diện tích hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi toàn quốc khoảng 6,6 triệu ha.
Củng cố và phát triển hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước quan trọng; chuyển tiếp 13 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hiện có, cấp giấy chứng nhận 09 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; chuyển tiếp 03 hành lang đa dạng sinh học hiện có, hình thành 07 hành lang đa dạng sinh học; hình thành 10 vùng đất ngập nước quan trọng cấp quốc gia.
Đồng thời, hình thành hệ thống khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng gồm 22 khu vực đa dạng sinh học cao với tổng diện tích khoảng 2 triệu ha, 10 cảnh quan sinh thái quan trọng với tổng diện tích khoảng 4 triệu ha.
Tầm nhìn đến năm 2050, các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài nguy cấp, quý, hiếm, các nguồn gen có giá trị bảo tồn được phục hồi, bảo tồn hiệu quả; đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được lượng giá, sử dụng bền vững và mang lại lợi ích thiết yếu trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo đảm an ninh môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đất nước...
Định hướng Quy hoạch theo 8 vùng sinh thái
Định hướng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021 - 2030 theo 08 vùng sinh thái trên phạm vi cả nước gồm: Vùng Đông Bắc; vùng Tây Bắc; vùng đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung Bộ; vùng Nam Trung Bộ; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Quyết định đưa ra 8 giải pháp thực hiện Quy hoạch gồm giải pháp về: cơ chế, chính sách; đào tạo, tăng cường năng lực; tài chính, đầu tư; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng; hợp tác quốc tế; tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
Trong đó, thực hiện đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; tập trung các nghiên cứu ứng dụng phát triển các mô hình gây nuôi và tái thả các loài hoang dã vào tự nhiên; bảo tồn các loài đặc hữu, nguy cấp, ngăn chặn sự suy thoái của các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên; các mô hình du lịch sinh thái hiệu quả; phát triển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Tăng cường áp dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc lập và giám sát thực hiện quy hoạch, giám sát các đối tượng của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng mô hình cộng đồng tham gia bảo tồn đa dạng sinh học, nhân rộng những điển hình tiên tiến.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm cho mọi tổ chức, các nhân, đặc biệt là các cán bộ quản lý, cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh các khu vực đa dạng sinh học cao, khu cảnh quan sinh thái quan trọng...
Thuý Đào
- ▪Việt Nam có một loại 'siêu sinh vật' có thể giúp vượt ‘cơn bão hủy diệt’ do biến đổi khí hậu, mọc dại đầy ao hồ với khả năng hấp thụ CO2 gấp 8 lần cây xanh
- ▪Gần 18.000 tỷ đồng bảo vệ 10 tỉnh miền Tây Việt Nam trước biến đổi khí hậu
- ▪Bộ tiêu chuẩn ISO 14060 - công cụ giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu
- ▪Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu, nước ngọt ngày càng khan hiếm
Bình luận
Nổi bật
'Cùng hành động vì biển xanh': Hành trình của 10.000 trái tim lan tỏa thông điệp sống xanh
sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 15:14
(CL&CS) - Gần 10.000 tình nguyện viên đã cùng nhau tạo nên một “làn sóng xanh” lan tỏa khắp 28 tỉnh, thành trên cả nước trong chiến dịch “Cùng hành động vì biển xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh (thuộc Tập đoàn Vingroup) phát động vào ngày 8/6. Chỉ trong hơn một giờ, 72 tấn rác thải đã được thu gom, hơn 17 ha bờ biển và cửa sông được làm sạch, thắp lên tinh thần trách nhiệm cộng đồng và ý thức bảo vệ môi trường biển mạnh mẽ chưa từng có.
Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 09:18
(CL&CS)- Nhân ngày Môi trường thế giới (5/6), triển lãm tranh thiếu nhi “Thành phố xanh – Đẹp như trong tranh” chính thức khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 1 Nguyễn Tất Thành, quận 4, TP.HCM).
Hưởng ứng ngày môi trường thế giới, OPES trao tặng gần 1.300 cây giống tại tỉnh Tây Ninh
sự kiện🞄Thứ tư, 04/06/2025, 12:17
(CL&CS) - Vườn cây giống tại tỉnh Tây Ninh là một phần trong chiến lược ESG mà OPES đang kiên định theo đuổi, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh doanh và nâng cao chất lượng sống cộng đồng, hướng tới phát triển bền vững.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.