Phê duyệt Đề án 'Phát triển kinh tế đô thị thành phố Hà Nội'
(CL&CS) - Mới đây, phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 3195/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế đô thị thành phố Hà Nội”.
Đề án nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế đô thị thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016 - 2020, về các mặt: tăng trưởng kinh tế; thực trạng ngành thương mại - dịch vụ; các mô hình kinh tế mới; ngành công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp đô thị.
Đề án xác định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, phấn đấu mục tiêu phát triển đô thị TP Hà Nội theo hướng nhanh, hiệu quả, bền vững; đưa Hà Nội đến năm 2030 trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

(Ảnh minh họa)
Chỉ tiêu cụ thể được đề ra trong giai đoạn này là: Kinh tế khu vực đô thị đóng góp chủ yếu vào GRDP toàn thành phố đến năm 2025 là 85%, năm 2030 là 90%; Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP đạt 30% năm 2025, đạt 40% năm 2030. Phấn đấu đến năm 2025, doanh số thương mại điện tử chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP, đến năm 2030 tăng 20%; tốc độ tăng trung bình hằng năm so với năm trước khoảng 20%; giá trị gia tăng dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng khoảng 15 - 20%; giá trị gia tăng ngành giáo dục, đào tạo tăng 20 - 25%; giá trị gia tăng dịch vụ y tế tăng 25 - 30%; giá trị gia tăng dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí tăng khoảng từ 20 -25%.
Thành phố cũng giao Sở Xây dựng Hà Nội triển khai các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025, trong đó chú trọng về nhà ở xã hội. Đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; chỉnh trang các công trình kiến trúc có giá trị; triển khai hạ ngầm cáp điện, viễn thông trên 300 tuyến phố trong khu vực phố cũ, quản lý và chỉnh trang các nhà biệt thự theo danh mục.
Kế hoạch cũng giao nhiệm vụ thực hiện đầu tư, cải tạo cảnh quan các hồ, công viên đồng bộ với chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật xung quanh, hình thành các không gian đi bộ, sinh hoạt văn hóa kết hợp thương mại, dịch vụ. Tham mưu và tổ chức cải tạo các dòng sông, trả lại giá trị lịch sử và văn hóa của các sông Tô Lịch, Nhuệ, Đáy, Kim Ngưu…; khai thác các dòng sông đa mục đích như bảo tồn lịch sử, văn hóa...
Để thực hiện phát triển kinh tế đô thị, Hà Nội vạch ra 33 nhiệm vụ, dự án, đề án và các chương trình ưu tiên thực hiện.
Trúc Thi
- ▪Đến năm 2030, Long An là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả của khu vực phía Nam
- ▪Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số đang từng bước được hoàn thiện
- ▪Hà Nội kiểm tra 81 dự án đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài
- ▪Xây dựng khung thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
Bình luận
Nổi bật
Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại
sự kiện🞄Thứ năm, 17/04/2025, 22:26
(CL&CS) - Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số
sự kiện🞄Thứ sáu, 11/04/2025, 10:07
(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 về việc thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số.
Thuế đối ứng của Mỹ: Tác động và giải pháp tháo gỡ?
sự kiện🞄Thứ năm, 10/04/2025, 18:04
(CL&CS) - Mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ công bố áp dụng đối với Việt Nam, khi thực hiện sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có những cách thức hóa giải để kinh tế tiếp tục tăng trưởng như kỳ vọng trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.